Nếu như Mỹ có những tên tuổi như Facebook, Groupon hay eBay, thì người dân “lục địa già” có gì?
Nếu như đã có nhiều bài viết nói về thị trường trực tuyến tại Mỹ, thì những phân tích về một thị trường không kém quan trọng khác – Châu Âu, lại ít được quan tâm hơn. Đôi khi chúng ta tự hỏi, nếu như Mỹ có những tên tuổi như Facebook, Groupon hay eBay, thì người dân “lục địa già” có gì? Bài viết này có lẽ sẽ đem tới cho bạn đọc một phần câu trả lời.
Chân dung 3 anh em nhà Samwer: Marc, Oliver và Alexander chuyên gia tạo trang web đi bán
Chân dung 3 anh em nhà Samwer: Marc, Oliver và Alexander
Đây là chân dung ba anh em nhà Samwer: Marc, Oliver và Alexander. Bộ ba người Đức này gần như đã trở thành những nhà đầu tư huyền thoại tại Châu Âu. Họ tạo ra những bản sao của những trang web nối tiếng, từng “ăn nên làm ra” tại Mỹ, sau đó phát triển chúng, và cuối cùng là bán lại cho các nhà đầu tư Châu Âu. Trong số những trang web họ “làm nhái” có cả Groupon, eBay và thậm chí là cả Facebook.
Sau này, với số vốn gây dựng được, ba nhà đầu tư thay vì tạo ra những bản sao các trang web nổi tiếng của Mỹ khác, mà trực tiếp bỏ vốn đầu tư vào những dự án tiềm năng của những người Mỹ muốn đầu tư vào châu Âu. Trong số những trang web họ đầu tư, có thể kể đến LinkedIn và Facebook.
Vào năm 1998, ngay sau khi rời khỏi trường đại học, cả ba anh em đã đến Mỹ, cụ thể hơn là thung lũng Silicon. Lấy lý do viết luận văn tốt nghiệp, họ đã có cơ hội phỏng vấn rất nhiều những “ông lớn” trong ngành kinh doanh công nghệ cao này. Sau đó họ lại đáp máy bay về nước và mở ra công ty riêng của mình.
Sau khi trở về, họ đã tạo ra bản sao đầu tiên của eBay, mang tên Alando.de. Đó là vào tháng 2 năm 1999. Thời gian này cũng là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng bong bóng trong nền công nghiệp công nghệ cao. Chỉ bốn tháng sau, eBay đã mua lại Alando.de với giá 50 triệu USD, tính bằng cổ phiếu.
Sau đó, họ tạo ra Jamba, và bán nó cho Verisign với giá 273 triệu USD. Khởi đầu vào năm 2002, Jamba chú trọng vào việc gửi những mẩu tin tức và thông tin thị trường chứng khoán đến điện thoại di động. Thế rồi ba anh em nhà Samwer nhận ra chẳng ai thèm quan tâm đến chuyện đọc tin tức trên điện thoại. Vì thế, họ đã chuyển hướng sang kinh doanh nhạc chuông và bất ngờ thành công.
Sau đó, họ bỏ vốn đầu tư vào Facebook của người Đức, StudiVZ. Gọi đây là một bản copy của mạng xã hội khổng lồ cũng chẳng có gì sai, khi giao diện của hai trang web không khác dù chỉ một chi tiết, có chăng thì màu xanh của Facebook đã bị biến thành màu đỏ ở StudiVZ. Vào năm 2007, StudiVZ đã được mua lại bởi hãng truyền thông Georg von Holtzbrinck GmbH.
Với màu xanh của Facebook đã bị biến thành màu đỏ ở StudiVZ
Với màu xanh của Facebook đã bị biến thành màu đỏ ở StudiVZ

 

Quỹ đầu tư của riêng mình, European Founders, và tự gọi mình là người sáng lập đứng đằng sau những nhà sáng lập (the founders behind the founders)
Quỹ đầu tư của riêng mình, European Founders, và tự gọi mình là người sáng lập đứng đằng sau những nhà sáng lập (the founders behind the founders)
Trong số những tên tuổi được European Founders hỗ trợ tài chính có thể kể tới Nasza-Klasa, trang mạng xã hội nổi tiếng nhất tại Ba Lan, và Oanda, trang web trao đổi tỉ giá ngoại tệ. Oanda đã đứng thứ 10 trong danh sách những trang web khởi nghiệp được đánh giá tốt nhất vào năm 2008.
Không chỉ dừng ở đó, một dự án mà anh em nhà Samwer ấp ủ vào năm 2008 cũng đã được thực hiện: Rocket Internet. Dự án này không chỉ chú trọng đến thương mại điện tử, mà còn liên quan cả đến… những trang web và doanh nghiệp copy thành công của những người tiền nhiệm. Đơn cử có Plinga là bản sao của Zynga, và thậm chí là họ có cả một bản sao của Twitter, Frazr, mặc dù mạng xã hội này khá yểu mệnh.
Vậy thành công mới nhất của họ là gì? Câu trả lời khá rõ ràng. Anh em nhà Samwer nhận ra một cơ hội lớn khi sức ảnh hưởng của Groupon đã lan ra toàn nước Mỹ (và cả Việt Nam). Họ lại bắt tay vào công việc và cho ra đời CityDeal, bản sao đầ tiên của Groupon tại thị trường Châu Âu. Thực sự, họ đã phát triển vô cùng nhanh, với khu vực hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia, và CityDeal còn được quảng cáo cả trên truyền hình!
CityDeal hoạt động giống ý tưởng của Groupon
CityDeal hoạt động giống ý tưởng của Groupon
CityDeal được đưa vào hoạt động tháng 1 năm 2010, và đến tháng 5, nó đã được chính Groupon mua lại. Giá trị thương vụ không được tiết lộ, tuy nhiên theo mốt số nguồn tin, con số đó vào khoảng 100 triệu USD. “Chiến công” mới này của anh em nhà Samwer quả thực không tồi, với 5 tháng bỏ công làm việc trên ý tưởng của người khác khác!
Tin bài theo GenK / Tham khảo Business Insider