– Công cụ tìm kiếm là gì? Cơ sở dữ liệu là gì? Từ khóa là gì?:
- Công cụ tìm kiếm (Search Engines – SEs) là công cụ chuyên đưa ra những câu trả lời đáp ứng các yêu cầu của người tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, bằng nhiều phương pháp để đưa vào cơ sở dữ liệu, mỗi khi người sử dụng ra lệnh tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ lục tìm trong cơ sở dữ liệu và hiển thị các kết quả đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lên màn hình máy vi tính.
- Khi bạn muốn tìm mua một cái tủ lạnh Toshiba và ngồi trước cửa sổ tìm kiếm của Google, bạn sẽ làm gì? Chắc chắn bạn sẽ đánh các từ khóa vào cửa sổ tìm kiếm ví dụ như: “tăng hạng website” hoặc “tang thu hang website” hay “quang ba website”.
– Cạnh tranh, tăng thứ hạng trên các search engines để làm gì?
- Cạnh tranh thứ hạng trên các search engines là phương pháp quảng bá website hướng đối tượng nhất hiện nay. Người ta thường chỉ tìm kiếm những gì đang có nhu cầu, vì vậy, số khách truy cập website đến từ các search engines có tiềm năng trở thành khách hàng rất cao. Theo thống kê, trên 80% lượng khách truy cập một website đến từ các công cụ tìm kiếm.
- Khi chúng ta tìm kiếm, kho dữ liệu trên Internet quá khổng lồ buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm. Sau khi một người đánh chữ “máy giặt” vào cửa sổ tìm kiếm của Google, thông thường người đó sẽ vào thăm các website hiển thị ở trang đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm. Nếu website của bạn bán máy giặt, hãy hiển thị ở trang đầu tiên để gia tăng cơ hội thành công.
- Đặc biệt với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cạnh tranh thứ hạng trên search engines là phương pháp xúc tiến thương mại toàn cầu không nên thiếu.
- Một vài số liệu về số lượt tìm kiếm trong tháng 04/2008: 5,11 tỷ lượt tìm kiếm qua Google, 1,45 tỷ lượt tìm kiếm qua Yahoo, 796 triệu lượt tìm kiếm qua MSN/Windows Live Search, 352 triệu lượt tìm kiếm qua AOL, 171 triệu lượt tìm kiếm qua Ask. (Nielsen//NetRatings)
– Phải làm những gì để đứng đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo, Msn,…?
- Đầu tiên phải chọn lựa các từ khóa thích hợp để cạnh tranh.
- Tiếp theo phải tối ưu hóa website cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm và phù hợp với các từ khóa cạnh tranh đã được chọn.
- Cuối cùng là quảng bá website, nâng cao các chỉ số mà các search engines dựa vào để đánh giá, xếp hạng hiển thị website trong danh sách kết quả tìm kiếm.
– Để đứng đầu trong danh sách kết quả tìm kiếm của các search engines có khó không?
- Mỗi công cụ tìm kiếm có cách đánh giá, xếp hạng hiển thị riêng. Trong đó, cách đánh giá, xếp hạng hiển thị website của Google được công nhận là phức tạp hơn rất nhiều so với Yahoo, Msn/Windows Live Search,…
- Google đánh giá xếp hạng hiển thị các website trong kết quả tìm kiếm dựa trên hơn 100 tiêu chí. Trong các tài liệu hướng dẫn những người quản trị website, Google luôn nhấn mạnh: “Không nên sử dụng các phương pháp giả tạo, hãy tạo ra các trang web cho mọi người chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm”.
– Làm thế nào chọn được từ khóa thích hợp để cạnh tranh thứ hạng hiển thị?
- Khách hàng mục tiêu của bạn thường sử dụng những từ khóa nào để tìm sản phẩm, dịch vụ mà website của bạn cung cấp thì đó chính là các “từ khóa phổ biến”. Những từ khóa phổ biến nhất, có mức độ cạnh tranh mạnh được gọi là “từ khóa nhạy cảm”.
- Khi tiến hành cạnh tranh thứ hạng với các từ khóa phổ biến, từ khóa nhạy cảm cần phải xem xét website của đối thủ và website của bản thân trước khi quyết định bước vào cuộc chiến thứ hạng. Để đạt được vị trí ở top đầu với một vài từ khóa, mỗi chiến dịch cạnh tranh thứ hạng mất khoảng 10 – 40 ngày.
- Nếu website của bạn bán các sản phẩm điện tử, điện lạnh thì năm nào thời tiết mát, bạn nên đứng ở top đầu trên tất cả các search engines với các từ khóa “máy giặt”, “lò vi sóng”, “máy hút bụi” nhưng nếu thời tiết nóng nực, các từ khóa “tủ lạnh”, “máy điều hòa nhiệt độ”, “máy làm kem” sẽ đem lại cho bạn nhiều khách hàng hơn.
- Đôi khi, có những từ khóa mà bạn nghĩ là từ khóa phổ biến nhưng thực tế lại rất ít khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng để tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng Công cụ từ khóa của Google AdWords để xem mức độ phổ biến, mức độ cạnh tranh, xu hướng tìm kiếm,…của mỗi từ khóa theo từng quốc gia, ngôn ngữ.
– Tối ưu hóa website:
- Rất ít website của Việt Nam hiện nay mang lại hiệu quả thực tế xứng đáng với tiềm năng cũng như thời gian, công sức, chi phí đầu tư, rất nhiều website đã và đang “chết”. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ khâu thiết kế, rất hiếm nhà thiết kế áp dụng các quy chuẩn khi thiết kế dẫn đến những sai sót thương mại, kỹ thuật, đồ họa,…
- iMS Vietnam phân tích hệ thống, kiểm soát chất lượng và tối ưu hóa website của khách hàng theo 138 tiêu chí thuộc 4 nhóm: kỹ thuật, đồ họa, nội dung, khác. Các tiêu chí luôn được iMS Vietnam cập nhật, tổng hợp từ tài liệu của Google, Yahoo, Microsoft,… và các chuyên gia thương mại điện tử trong, ngoài nước kết hợp với những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn.
- iMS Vietnam không chỉ tối ưu hóa website của khách hàng để đứng đầu trong các kết quả tìm kiếm mà còn luôn vươn tới sự phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại điện tử, đạt hiệu quả thực tế.
– Mất bao lâu để website của bạn chiếm được vị trí hiển thị ở top đầu và sẽ giữ được vị trí trong bao lâu?
- Tùy thuộc vào hiện trạng website của bạn, mức độ cạnh tranh của từ khóa được chọn, “sức khỏe” của các website đối thủ, kinh phí và phương pháp tiến hành cạnh tranh của bạn.
- Thời gian để chiếm được một vị trí hàng đầu trong danh sách kết quả hiển thị trên Yahoo, Msn sẽ nhanh hơn trên Google. Trung bình, mỗi chiến dịch chiếm lĩnh vị trí hiển thị ở top đầu mất khoảng 10 – 40 ngày.
- Thời gian duy trì thứ hạng hiển thị phụ thuộc vào mức độ thực hiện các biện pháp duy trì và mức độ cạnh tranh của từ khóa.
– Làm thế nào để duy trì và nâng cao vị trí hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm của các search engines?
- Bạn cần không ngừng quảng bá website, thực hiện đồng bộ các biện pháp để tăng những chỉ số mà các công cụ tìm kiếm dựa vào để đánh giá xếp hạng hiển thị.
- Nếu các chỉ số đánh giá xếp hạng hiển thị website của bạn đã vượt xa các website đối thủ, bạn không nhất thiết phải tiếp tục nỗ lực tập trung cạnh tranh.
- Sau từ 3 đến 6 tháng, bạn cần xem xét có nên tiếp tục cạnh tranh thứ hạng với các từ khóa đã được chọn nữa hay không. Vietwebpro sẽ hỗ trợ khách hàng đo lường hiệu quả của mỗi từ khóa cạnh tranh.