EveryDNS tiếp tục gia hạn thêm thời gian đóng cửa dịch vụ DNS miễn phí
Thông báo kéo dài hoạt động EveryDNS cho tới ngày 09/09/2011 cho các quản trị viên tiếp tục di chuyền DNS miễn phí của EveryDNS sang DynDNS hay những dịch vụ cung cấp DNS miễn phí khác. Nhưng đó chưa hẳn là tin vui hồi sinh cho dịch vụ DNS này.
Việc kéo dài này giúp cho các quản trị viên có thêm thời gian để di chuyển DNS đến một nơi thích hợp cho các chủ nhân website, EveryDNS tuy không đóng cửa đột ngột so với thông báo trước đó 90 ngày.
Nhưng việc kéo dài cho đến ngày 09/09/2011 không phải là thời gian hoạt động sẽ là 100%, mà sẽ là việc tắt dịch vụ DNS này tăng theo thời gian từ 1g, 3giờ, 6giờ, 12g và tắt hẳn theo thông báo từ trang chủ EveryDNS
August 29th 14:00 – 15:00 UTC – 1 hour
August 30th 14:00 – 17:00 UTC – 3 hours
September 1st 14:00 – 20:00 UTC – 6 hours
September 6th 14:00 – 24:00 UTC – 10 hours
September 7th 14:00 UTC – Sept 8th 14:00 UTC – 24 hours
September 9th 14:00 UTC – EditDNS and EveryDNS services retired
Do đó các nhà quản trị website hãy nhanh chóng di chuyển DNS đến các dịch vụ ổn định và phù hợp với khả năng kinh tế của mình nếu chưa nhận được email hay thông báo từ trang chủ của EveryDNS.
Viết bởi iMS Vietnam
- Published in Tên miền
DNS nào thay thế cho EveryDNS.net
EveryDNS.net dịch vụ cung cấp DNS miễn phí cho tên miền trên toàn thế giới suốt 10 năm qua, sau khi bị thâu tóm bởi DynDNS thì việc cung cấp miễn phí này đã chuẩn bị đến hồi khép lại.
EveryDNS cái tên miền nổi tiếng cho dù bất kỳ ai cũng đã nghe đến cũng phải thán phục khả năng cung cấp dịch vụ DNS trung gian vô tận miễn phí nhưng rất tốt, đã được nhiều nhà cung cấp tên miền, hosting tại Việt Nam sữ dụng cho mình cũng như khách hàng của mình.
Sự thành công của EverDNS.net sẽ làm cho chúng ta đáng kinh ngạc khi có trên 260.000 tài khoản với hơn 480.000 tên miền đang dùng DNS với hơn 1.658.633 Record.
iMS Vietmam có hơn 200 tên miền đã và đang sữ dụng trên hệ thống DNS trung gian của EveryDNS từ 2004 cho đến nay.
EveryDNS cho mỗi tài khoản miễn phí không có tài trợ (donate) 1 khoản phí nho nhỏ 5$-20$ để có thể chuyển tài khoản lên không giới hạn số lượng tên miền và số record DNS.
Sau khi bị thâu tóm bởi công ty DynDNS cũng như lời hứa chắc nịch của người chủ xây dựng EveryDNS việc chuyển giao cho DynDNS là điều sẽ phải làm nhưng các server phục vụ cho EveryDNS sẽ tiếp tục miễn phí mãi mãi và sau đó một thời gian việc đóng cửa đăng ký tài khoản mới trên EveryDNS đã được thực hiện. Nhiều công ty và cá nhân nhanh chóng đăng ký mới cho mình nhiều tài khoản dự phòng trước khi thời hạn chức năng đăng ký tài khoản mới bị khóa.
Nhưng tin không vui cho mọi người là chủ nhân của EveryDNS.net là DynDNS đã bắt đầu thông báo đóng cửa dịch vụ DNS miễn phí sau ngày 30/08/2011 và chuyển sang dùng DynDNS với chi phí tối thiểu 30$/năm cho tài khoản thường. Dịch vụ chuyển tài khoản EveryDNS sang DynDNS với phí 4.9$.
Nhưng việc thu phí này thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới nhiều cá nhân do đó chúng tôi xin giới bạn 1 số DNS miễn phí phù hợp cho nhiều người:
DNS miễn phí
– VDNS.Vn: rất thích hợp cho người dùng và các tên miền tại Việt Nam
– DNSFree.Ws: rất thích hợp cho người dùng và các tên miền quốc tế
– ZoneEdit.com: rất thích hợp cho người dùng và các tên miền quốc tế và Việt Nam vì tồn tại khá lâu
– Dns.he.net
Viết bời iMS Vietnam
- Published in Tên miền
Các hãng ô tô cần thay đổi quan niệm marketing trực tuyến
iMSVietNam.com – Các nhà sản xuất ô tô đang có một số sai lầm trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing trực tuyến và nên thay đổi các sử dụng phương tiện này, theo lãnh đạo một trang mua bán ô tô trực tuyến lớn của Mỹ.
Tại Hội thảo quảng cáo tương tác, CEO của AutoTrader.com, ông Chip Perry, cho biết, có quá nhiều nhà sản xuất ô tô và các đại lý quảng cáo dựa vào lượng click quảng cáo và các thước đo thiếu chính xác khác để đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing trực tuyến.
Thay vì đếm số email khách hàng hỏi thông tin sau khi xem quảng cáo, theo ông Perry, các nhà sản xuất ô tô nên theo dõi lượng truy cập tìm kiếm thông tin cụ thể về xe. Chiếc xe mà ai đó tìm cách đây 3 tháng trên Kelley Blue Book, một trong những trang thông tin ô tô uy tín nhất tại Mỹ, có thể sẽ là xe mà anh/cô ấy mua hôm nay.
“Cần tập trung vào hướng quan tâm của khách hàng tiềm năng, thay vì theo dõi xem họ có bấm vào banner quảng cáo không. Ngành ô tô lâu nay có xu hướng tập trung vào thứ dễ đo, hơn là một thước đo chính xác,” ông Perry nói.
Theo số liệu của eMarketer, tổng chi phí quảng cáo trực tuyến trong ngành ô tô tại Mỹ sẽ là 50 tỷ USD vào năm 2015, chiếm 27,7% tổng chi phí quảng cáo chung.
Khách mua ô tô tại Mỹ bỏ ra trung bình 11 tiếng tìm kiếm thông tin trên mạng và 7 tiếng để lái thử xe tại đại lý trước khi mua xe. Tuy nhiên, ông Perry cho biết, khi tỷ lệ khách mua ô tô tìm kiếm thông tin trên mạng tăng từ 64% lên 77% từ năm 2004 thì lượng khách email hỏi thông tin về xe vẫn chỉ quanh mức 20%.
Thêm vào đó, các cuộc khảo sát độc lập của công ty R.L. Polk & Co. và Đại học Northwood cho thấy, từ 65-70% khách mua ô tô không bao giờ liên hệ trước với đại lý rồi mới trực tiếp đến showroom.
Ông Perry cho biết marketing trực tuyến đối với ô tô là một công cụ mang tính tác động đến người mua, chứ không phải một công cụ cho kết quả trực tiếp. Các đại lý không bán xe bên ngoài cửa hàng, và người tiêu dùng thì không mua ô tô trực tuyến.
Theo ông Perry, có quan niệm rằng các xu hướng chung trong sự phát triển của thương mại điện tử sẽ có ảnh hưởng đến ngành ô tô, cũng giống như mọi ngành khác, nhưng thực ra không phải. Hầu hết khách mua ô tô không liên hệ trực tuyến với đại lý.
Nhật Minh / Dân Trí Theo Autonews
- Published in Quảng bá website
7 chiến lược SEO nâng cao cần thiết
Bài viết này tổng hợp 7 chiến lược SEO nâng cao được dịch từ tài liệu nước ngoài, kiến thức chung cơ bản nhưng rất bổ ích, cần thiết và thống nhất trong việc xây dựng cho một SEOER.
1. Syndicate bài viết có đặt liên kết tới sitemap của bạn
Có lẽ bạn đã biết, syndicate bài viết là một trong những phương pháp tốt nhất để thu được nhiều backlink một chiều.
Các backlink này rất giá trị bởi vì đội ngũ crawler của các công cụ tìm kiếm sẽ thường xuyên truy cập tới những directory bài viết được nhiều người liên kết đến. Nếu bạn muốn site của mình nhanh chóng được craw, hãy submit một bài viết chứa thông tin được nhiều người quan tâm lên EzineArticles, GoArticles, hay ArticleCity.
Tuy nhiên, còn có một chiến lược marketing bài viết khác mà ít người đề cập đến. Cách này có thể giúp cho các công cụ tìm kiếm crawl sâu hơn vào site của bạn và index nhiều thông tin hơn: Đặt liên kết tới sitemap trong resource box. Điều này sẽ gửi danh sách nội dung tới spider của các công cụ tìm kiếm và họ sẽ nhanh chóng thu thập được tất cả thông tin trên site của bạn.
2. Dịch website của bạn ra các ngôn ngữ khác
Nếu bạn chỉ marketing bằng một ngôn ngữ thì bạn đang lãng phí trên 64.8% tiềm năng marketing của mình. Bởi vì 64.8% thế giới đang lướt web bằng các ngôn ngữ khác với tiếng Anh. Nếu bạn chuyển sang sử dụng nhiều ngôn ngữ, bạn có thể mở ra một nguồn thị trường rộng lớn. Google hỗ trợ crawl 35 ngôn ngữ khác nhau.
Một trong những cách tốt nhất để thu hút lượng truy cập từ các nước khác là phiên dịch site của bạn và đăng ký với cả công cụ tìm kiếm tiếng Anh lẫn những công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ khác. Nếu bạn có kinh nghiệm SEO, bạn sẽ vui mừng khi biết rằng cuộc cạnh tranh giữa các site nước ngoài ít hơn so với trong nước Mỹ.
Ngoài ra, thị trường ngoại ngữ trực tuyến hiện đang phát triển nhanh hơn rất nhiều so với thị trường nói tiếng Anh. Cơ hội cho bạn là rất lớn!
3. ROR Sitemap
Sitemap đóng vai trò quan trọng để site của bạn được index hoàn toàn bởi các công cụ tìm kiếm. Thật không may, rất nhiều sitemap chỉ thích hợp đối với một công cụ tìm kiếm duy nhất. Vì lý do này, có rất nhiều chương trình tạo sitemap thích ứng với Google và Yahoo được sản xuất trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, có một giải pháp hữu ích hơn, đó là sử dụng ROR sitemap. ROR sitemap là loại sitemap có thể đọc được với tất cả các công cụ tìm kiếm, không chỉ Google hay Yahoo.
ROR là công cụ sitemap mới, sử dụng XML feeds để mô tả website của bạn. Sitemap này được cấu tạo bởi các feeds cho phép những công cụ tìm kiếm bổ sung sự tìm kiếm văn bản với cấu trúc thông tin tốt hơn. Với một ROR sitemap, các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn về những sản phẩm của bạn, dịch vụ, tranh ảnh, newsletters, bài viết, và bất cứ cái gì bạn muốn mô tả.
Chẳng hạn, nếu bạn đang bán sản phẩm, một file ROR cho phép bạn thống kê sản phẩm: tên gọi, đặc điểm, giá cả, hình mẫu, khả năng ứng dụng, chương trình affilíate và bất kỳ thông tin liên quan nào khác. Đội ngũ crawler của Google có rất nhiều việc phải làm, đã đến lúc chúng ta bắt đầu giúp đỡ họ hiểu nội dung của chúng ta tốt hơn. Và kết quả bạn thu được rất đáng giá!
4. Chuyển sang sử dụng những cụm từ khóa chi tiết
Lựa chọn từ khóa đúng là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ chiến dịch SEO nào. Thật không may, rất nhiều webmaster lựa chọn sai từ khoá. Phần lớn chúng ta hay sử dụng các từ khoá chung chung như “bất động sản” hay “Internet marketing”. Dù những thuật ngữ này được rất nhiều người tìm kiếm, điều đó không có nghĩa rằng bạn có khả năng được xếp hạng cao trong lĩnh vực đó. Thậm chí nếu bạn có rank cao, lượng truy cập cũng sẽ không ổn định và giảm dần bởi vì từ khoá đó không phù hợp hoàn toàn với nội dung site của bạn.
Bạn sẽ thành công hơn nhiều, nếu là sử dụng các từ khóa dài 3-4 từ. Những thuật ngữ này ít bị cạnh tranh hơn và có thể convert tốt hơn nhiều so với những từ khóa dài 1-2 từ.
Bạn thử nghĩ xem: một người lên Google và tìm kiếm “ipod” hay một người khác tìm kiếm “4gb black ipod nano”, ai là người có nhu cầu mua hàng lớn hơn? Rõ ràng, người tìm kiếm một mệnh đề cụ thể có tiềm năng mua hàng cao hơn.
5. GoogSpy
Bạn có muốn nhìn cận cảnh các đối thủ cạnh tranh của bạn đang điều hành doanh nghiệp như thế nào không? Bạn có thể làm được điều này dựa vào một dịch vụ trực tuyến biết là GoogSpy. GoogSpy là một công cụ nghiên cứu miễn phí, nó cho bạn biết đối thủ của bạn đang sử dụng những từ khoá nào.
Công cụ này theo dõi hơn 500,000 từ khóa mỗi ngày từ Google và sau đó tải thông tin này vào cơ sở dữ liệu của GoogSpy.com. Sử dụng công cụ này, bạn có thể theo dõi các thuật ngữ tìm kiếm của doanh nghiệp đối phương.
Công cụ này vô cùng mạnh mẽ. Thật đáng tiếc, rất nhiều người dùng nó “làm cảnh”. Về cơ bản, dịch vụ này giúp cho bạn xây dựng một chiến lược kinh doanh và cạnh tranh. Có lẽ chúng tôi nên giữ nó cho riêng mình và hưởng lợi ích thay vì pubblish như thế này.
Ví dụ, bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu về Overstock.com, một trong những công ty trực tuyến lớn nhất. Bạn chỉ cần lên googspy.com và và gõ Overstock.com. Bạn sẽ được xem hàng nghìn từ khoá mà công ty này đặt giá. Những từ khóa này là những “cỗ máy sinh lời”. Nghiên cứu này đáng gía hàng nghìn USD, nhưng googspy.com đang cung cấp dịch vụ này miễn phí.
Nếu bạn muốn tìm những từ khóa được nhiều người quan tâm, hãy nhập những từ khoá như “buy” và “purchase”. Những từ khóa này rất có lợi cho bạn vì người gõ “buy sony playstation 2″, bạn sẽ biết chính xác họ muốn những gì. Họ không phải đang dạo qua thị trường mà thực sự đang có nhu cầu mua sắm. Đó là những từ khoá bạn nên mua. Sử dụng GoogSpy, bạn sẽ có được những viên ngọc quý này trong tích tắc.
Những từ khóa đươc nhiều người tìm kiếm khác sẽ gợi ý cho bạn về tên công ty và tên sản phẩm. Gõ từ khoá “camera”, bạn sẽ tìm thấy hàng nghìn nhãn hiệu và sản phẩm khác nhau. Đây là những tưg khoá tốt nhất vì lượng người tìm kiếm các từ khoá này rất cao.
6. Liên hết giữa các bài viết trong site
Các liên kết định hướng trong site của bạn là một thành phần quan trọng chiến lược SEO. Mỗi link trong cấu trúc định hướng của bạn cần phải tương quan với một từ khoá mà bạn mua.
Tuy nhiên, bạn có thể đặt các internal link- liên kết giữa các bài viết trong site. Ví dụ, bạn viết được một bài viết về marketing online. Trong bài viết có sử dụng một số từ khóa, bao gồm “link popularity” và “web site traffíc”. Nếu site của bạn có những bài viết khác gắn liền với những đề tài này, thì bạn nên đặt liên kết những từ khóa đó tới các bài viết liên quan. Công việc này sẽ tăng khả năng liên kết giữa các trang trong cùng một site.
Chỉ một số rất ít site biết tận dụng kỹ thuật tối ưu hóa này. Kỹ thuật này giúp các công cụ tìm kiếm index nhiều hơn về site của bạn. Những liên kết trong site cũng tăng rank cho bạn vì bạn đã sử dụng các văn bản liên kết.
Rất nhiều người chỉ nghĩ đến liên kết từ các site khác khi muốn tăng tính phổ biến các link trên site của họ. Tuy nhiên, các liên kết trong site cũng là một yếu tố xếp hạng quan trọng của các công cụ tìm kiếm.
7. Sử dụng file Log
File log ghi lại các hành động của khách truy cập trên site của bạn. File log chứa các thông tin rất quan trọng về site của bạn. Nếu bạn biết cách sử dụng đúng mức, các file log có thể giúp site của bạn tối đa lượng truy cập và tỉ lệ quy đổi một cách nhanh chóng.
Một trong những thông tin giá trị nhất có thể tìm thấy trong file log bạn là những cụm từ được khách truy cập tìm kiếm.
File log sẽ cho bạn biết mọi người đang sử dụng từ khoá gì để tìm đến site của bạn. Nếu biết được các từ khoá đó, bạn sẽ tối ưu được site của bạn sử dụng các từ khoá đó.
Ngoài ra, khi quan sát site của bạn được mọi người tìm thấy như thế nào, bạn có thể xác định được nên mua từ khoá nào trên các công cụ tìm kiếm. Hãy chọn từ khoá liên quan nhất đến site của bạn, đó là các từ khoá có tỉ lệ quy đổi cao nhất.
iMS Vietnam sưu tầm (Theo HSPB)
- Published in Quảng bá website
Kho tàng ‘dotcom’ du lịch trong tay chàng trai bán bánh ít
Nguyễn Trọng Khoa đang nắm giữ gần 100 tên miền travel/tourist.com, festival.com gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước, có thể xem là kho báu đối với ngành du lịch Việt Nam.
Tên tuổi Nguyễn Trọng Khoa khá nổi trên Facebook khi anh được trang mạng xã hội này mời qua thăm trụ sở chính thức tại Mỹ vào tháng 3 vừa qua. Từng là Giám đốc marketing của Công ty FPT Online, nhưng niềm đam mê ẩm thực đã khiến anh nghỉ việc công ty để mở quán bán bánh ít lá gai và nhiều đặc sản khác của quê hương Bình Định trên đất Sài Gòn vào năm 2009.
Cũng trong thời gian này, Khoa “bánh ít” lập ra trang web thatlac.com.vn để giúp cộng đồng người Việt, người nước ngoài đã từng sinh sống, làm việc tại Việt Nam có người thân, bạn bè bị thất lạc kết nối, đoàn tụ thông qua công cụ Internet.
Chính nhờ ý tưởng lập web phục vụ cộng đồng hoàn toàn miễn phí mà chủ nhân của trang thất lạc đã được mời qua thăm tổng hành dinh của vị tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg.
Trong chuyến du ngoạn trên đất Mỹ, những người bạn tại Facebook đã gợi mở rằng Khoa đang nắm một kho tàng vô giá khi quê hương có một bờ biển dài, thuận lợi cho quảng bá và phát triển du lịch.

Trang thatlac.com.vn giúp mọi người trong và ngoài nước tìm người thân và bạn bè bị mất liên lạc của mình.
Về Việt Nam anh liền tìm và đăng ký tên miền để quảng bá cho du lịch vùng đất quê hương Bình Định. “Không ngờ từ đây tôi may mắn phát hiện ra một kho tên miền du lịch trực tuyến vẫn chưa được khai phá”, anh Khoa kể lại.
Ban đầu chàng trai “bánh ít” chỉ đăng ký binhdinhtourist.com, binhdinhtourist.net, binhdinhtravel.net… và các domain liên quan đến đặc sản bình định như bánh ít lá gai, bún cá Quy Nhơn, bánh tráng Bình Định…
Nhưng khi tiếp tục tra cứu trên mạng, anh rất ngạc nhiên khi tên miền của một loạt địa danh du lịch nổi tiếng trong nước như Phan Thiết, Nha Trang, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hạ Long… vẫn chưa được đăng ký.
Thế là chiến dịch “thu gom” được tiến hành. Từ phathiettourist.com, traveltophanthiet.net, phanrangtourist.com, traveltonhatrang.net, traveltohue.net… anh Khoa mở rộng ra các lễ hội địa phương như halongfestival.com, quangbinhfestival.com, phanthietfestival.com, dacsanquangnam.com….
Tổng cộng số tên miền liên quan đến du lịch mà Khoa đang nắm giữ gần 100 gồm các tỉnh thành Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Bình, từ Huế vào đến Phan Thiết, Tiền Giang, An Giang.
“Domain travel/tourist.com và festival.com là từ khóa mà du khách trên thế giới thường nghĩ ngay đến khi tìm kiếm thông tin du lịch trên mạng. Nếu tên miền 100% bằng tiếng Việt thì việc quảng bá đến du khách nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn”, anh Khoa chia sẻ.
Hơn thế tên miền tourist, travel gắn liền với festival, cooking sẽ tạo ra công cụ tiếp thị du lịch trực tuyến hiệu quả với mối liên hệ xuyên suốt từ cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa lễ hội, lịch sử phát triển đến những món ăn ngon và con người cho từng địa phương.
Chủ nhân khối domain này cho biết đã có các tổ chức và cá nhân nước ngoài đánh tiếng mua lại toàn bộ tên miền du lịch với giá khoảng nửa triệu USD nhưng anh từ chối.
“Tôi sưu tầm domain không nhằm chủ đích đầu cơ kinh doanh mà để giúp ngành du lịch Việt Nam có cơ hội quảng bá ra thế giới”, Khoa “bánh ít” thổ lộ. Tuy nhiên sở hữu gần 100 “tên đẹp” chỉ là bước đầu trong việc tiếp thị cho ngành du lịch.
Do vậy Khoa “bánh ít” đang lên kế hoạch kết hợp cùng các tỉnh miền Trung từ Phan Thiết đến Huế tư vấn, xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá du lịch trên nền tảng chuỗi travelto.com cho từng địa phương.
Ngoài ra khoảng 70 domain sẽ được bán đấu giá nhằm lập quỹ học bổng hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Việt Nam cũng như triển khai các dự án phục vụ cộng đồng, du lịch khác.
Hà Mai / VnEpress.net
- Published in Tên miền
Google AdWords: Không bao giờ thử mua các mã khuyến mại AdWords từ các bên thứ ba
Lời khuyên từ AdWords: Không bao giờ thử mua các mã khuyến mại AdWords từ các bên thứ ba vì những chứng từ này sẽ không dùng được trong tài khoản của bạn.
Đó là khuyến cáo mà Google Adword dành cho người dùng trước tình trạng mua bán mã khuyến mãi (coupon) hay tài khoản khuyến mãi Adwords đã nạp sẳn tiền tràn lan như hiện nay, trên các diễn đàn tin học việc mua bán với số lượng lớn các mã khuyến mã google adwords vô cùng lớn. Chỉ với vài chục ngàn đến vài trăm ngàn bạn có thể có ngay một mã quảng cáo khuyến mãi này.
Có nhiều nguồn cung cấp mã khuyến mãi Adwords này từ Google như các tài khoản sử dụng 1 trong các dịch vụ của Google như: Google Analytis, Google Adsense … hay các đối tác của Google phân phối mã khuyến mãi adword như mua hosting được tặng coupon adwords …
Google Adwords có nhiều mã khuyến mãi như: 50$, 75$, 100$, 125$, 175$, 250$ được gửi dưới dạng email đến người nhận.
Trong 1 năm vừa qua thì Google đã quan tâm nhiều đến thị trường quảng cáo từ khóa Việt Nam dưới dạng Pay per Click nên đã phát hành 1 số phiếu khuyến mã dưới dạng thư mời gửi qua đường bưu điện đến các công ty có sẳn 800.000 VNĐ.
Google Adwords cũng có những chính sách chống gian lận trong việc mua bán trao đổi mã quảng cáo adwords này như việc khóa tài khoản Adwords vĩnh viễn nếu có những nghi ngờ vi phạm các chính sách họ đưa ra như:
- Khuyến mại cho các nhà quảng cáo hiện tại không chạy theo lịch biểu định kỳ. Và việc chọn tham gia nhận các khuyến mại đó không đảm bảo rằng bạn sẽ đủ tiêu chuẩn cho các khuyến mãi trong tương lai.
- Chúng tôi không cung cấp tín dụng cho các nhà quảng cáo giới thiệu người khác vào AdWords.
- Một mã khuyến mại chỉ được áp dụng cho một tài khoản AdWords mới và chỉ có giá trị cho các nhà quảng cáo Google AdWords mới.
- Các mã khuyến mại không được chuyển nhượng và không được bán hoặc trao đổi.
- Mỗi mã khuyến mại chỉ hạn chế cho một nhà quảng cáo.
- Mỗi mã khuyến mại chỉ có thể được sử dụng trong vùng lãnh thổ gốc nơi được phân phối.
- Chúng tôi nghiêm khắc không cho phép bất kỳ hình thức kinh doanh mã khuyến mại
- Việc bạn sử dụng một chứng từ hoặc tín dụng quảng cáo nghĩa là bạn đã chấp nhận các Điều khoản và Điều kiện khuyến mại của chúng tôi. Vi phạm có thể dẫn đến đình chỉ vĩnh viễn tài khoản hiện tại và có liên quan của bạn.
Viết bởi: iMS Vietnam trong đó có tham khảo 1 số thông tin từ website Google Adwords
- Published in Google
SEO: Chuyên gia thăng hạng website
SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là cụm từ mới xuất hiện ở Việt Nam. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quá trình làm cho nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy và hiển thị ở những kết quả đầu tiên (nâng cao thứ hạng hiển thị).
SEO cho doanh nghiệp dotcom
Doanh nghiệp ngày nay phần lớn có trang web. Mỗi trang web đều có mục tiêu và mong muốn được nhiều người biết đến và truy cập. Thực tế cho thấy, lượng người truy cập vào một website có sự hỗ trợ rất lớn từ các công cụ tìm kiếm, thậm chí chiếm trên 50% lượt truy cập hàng ngày. Lý do bởi với sự bùng nổ thông tin, sẽ rất khó cho người dùng nhớ được website nào phù hợp với mục đích của mình. Do đó, phần lớn trong số họ sẽ truy cập vào các trang tìm kiếm như Google, Yahoo!, Bing… để tìm kiếm thông tin. Các nghiên cứu cũng cho thấy người dùng thường chỉ xem 3 trang kết quả tìm kiếm đầu tiên trong số hàng nghìn, hàng triệu kết quả tìm thấy. Vì vậy, nếu một website nằm trong top 3 trang kết quả đầu tiên thì website đó sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Do đó, giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
Do công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ngày càng được doanh nghiệp chú trọng nên dần dần, đội ngũ những người làm chuyên nghiệp và thường được gọi là SEO được hình thành. Theo ông Hà Quốc Khánh, giám đốc Marketing Top100.vn – trang web xếp hạng các website Việt Nam: “SEO xứng đáng được coi là một nghề. Người làm SEO thường được gọi là các SEO Specialist – tức là chuyên gia tối ưu hóa các máy tìm kiếm. Các doanh nghiệp định hướng kinh doanh qua mạng là một mảng chính thì hãy bắt đầu tìm kiếm cho mình những người làm SEO giỏi ngay từ khi các bạn xây dựng trang web. Họ có thể làm toàn thời gian hoặc bán thời gian tùy theo kinh phí cho phép, nhưng họ sẽ giúp tối ưu hóa trang web của bạn ngay từ khi trang web được xây dựng. Nhờ vậy mà hiệu quả của việc tối ưu hóa trang web của bạn được tối đa”.
Công việc của SEO
|
Nhiệm vụ của SEO là làm sao để trang web của một công ty, doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất trong quá trình tìm kiếm của người sử dụng Internet. Muốn như vậy, họ phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ SEO và phải thường xuyên cập nhật trang web để có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, việc lập trình, thiết kế website bằng những đoạn code thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm cũng là cách để nâng cao thứ hạng website. Các chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này và phần miêu tả của website. Bởi vậy, mỗi một website trong một lĩnh vực lại có những keyword riêng của mình.
Để làm được điều này, chuyên gia SEO cần trang bị cho mình những kiến thức về SEO bên cạnh kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị. Hiện tại, chưa có một trường lớp nào chuyên dạy về SEO. Do đó, các chuyên gia SEO thường tự mày mò nghiên cứu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Chuyên gia SEO không những cần kiến thức về kỹ thuật, mỹ thuật, mà cả kiến thức xã hội, tiếp thị. Việc tối ưu hóa phụ thuộc vào sự kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật; các nội dung, đặc biệt tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng, cần phải thu hút người đọc bằng nội dung hấp dẫn, gây tò mò và có ích cho người đọc.
Và cuối cùng quan trọng nhất vẫn là sự đam mê và kiên trì. SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.
Tương lai của SEO ở Việt Nam
Thuật ngữ SEO đã xuất hiện khá lâu nhưng nó chưa thực sự được coi là một nghề ở Việt Nam. Các lập trình viên hoặc các quản trị web (webmaster) chỉ thực hiện một số kỹ thuật SEO cơ bản đối với những trang web mà họ quản lý. Nhưng theo thời gian, nhu cầu tìm kiếm chuyên gia SEO giỏi ngày càng tăng mạnh.
Thực tế hiện nay tại nhiều công ty, SEO rất được coi trọng, thậm chí có cả một bộ phận chuyên nghiên cứu và thực hiện. Đối với những người làm SEO, mức lương của họ cũng tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn lương nhân viên phát triển, nhân viên thiết kế hoặc nhân viên quảng cáo web. Một số chuyên gia SEO giỏi có thể làm việc độc lập và thực hiện nhiệm vụ SEO cùng lúc cho nhiều đơn vị. Nhiều doanh nghiệp do nhu cầu quảng bá, đều đã dành chi phí cho dịch vụ SEO theo giờ với mức giá rất cao.
Theo kinh nghiệm của ông Khánh, những người đam mê với SEO “hãy bắt đầu ngay từ bây giờ và các bạn chắc chắn sẽ thấy là mình đã chọn đúng. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển Internet một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cần nhiều chuyên gia SEO trong khi con số này ở Việt Nam mới chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Minh Hoàng
- Published in Quảng bá website
Tối ưu website cho công cụ tìm kiếm
iMS Vietnam – Bất kể trang web của bạn mới “ra lò” hay đã có thâm niên 10 năm thì việc quản lý trang web này hiển thị như thế nào trên các công cụ tìm kiếm mới chính là chìa khóa dẫn đến thành công.
Một trang web tiêu biểu có khoảng 61% lưu lượng truy xuất đến từ các kết quả tìm kiếm, trong đó chỉ riêng Google đã chiếm đến 41%.
Đối với hầu hết công ty, việc đảm bảo có được một thứ hạng cao trong kết quả của công cụ tìm kiếm cho website công ty là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, và đó cũng chính là lý do tại sao tối ưu website cho công cụ tìm kiếm (SEO – search engine optimization) hiện là lĩnh vực hái ra tiền tỷ.
Không ai có thể biết chính xác những phương thức nào khi kết hợp với nhau sẽ đẩy mạnh được tối đa thứ hạng của một website trên trang kết quả tìm kiếm, tuy nhiên nhiều người đã phát triển vài phương thức tốt cho công việc này dựa trên thực tế và kinh nghiệm. Dưới đây là một số kinh nghiệm và thủ thuật về SEO mà các chuyên gia đề nghị.
Tối ưu từ khóa
SEO sẽ trở nên vô dụng nếu bạn không biết mình đang cố gắng tối ưu những gì. Đối với một số doanh nghiệp, việc chọn ra những từ khóa thích hợp để thể hiện tính chất của ngành nghề kinh doanh là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, để chọn được từ khóa thích hợp và thu hút nhiều khách hàng đến với trang web lại là vấn đề không đơn giản. Ví dụ, nếu một cửa hàng trực tuyến bán nhiều chủng loại sản phẩm thì sẽ dùng từ khóa nào?
Đối với người mới bắt đầu, hãy đặt quyết định của bạn dựa vào những từ khóa mà người dùng tìm kiếm thường sử dụng. Một cách để đánh giá tính phổ biến của từ khóa tìm kiếm là sử dụng một công cụ từ khóa trực tuyến được thiết kế để xem các từ khóa phổ thông nào được tìm kiếm thường nhất. Cả Google Keyword Tool (find.pcworld.com/62305) và SEO Book Keyword Suggestion Tool (find.pcworld.com/62306) có thể giúp bạn nhận được kết quả nhanh và chính xác cho bất kỳ từ khóa nào cần kiểm tra, đồng thời cung cấp những từ khóa có liên quan để bạn không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ.
Bạn cần tối ưu các từ khóa để thu hút được lưu lượng truy xuất cao nhất và có liên quan nhiều nhất đến những nội dung mà trang web của bạn cung cấp. Vì thế, trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn hãy cẩn thận chọn ra vài từ khóa có mức độ sử dụng nhiều để tối ưu chúng.
Thay đổi tiêu đề và URL

Google AdWords cho phép bạn tạo ra các mẫu quảng cáo dạng PPC khác nhau và ghi nhận kết quả (hình trên).
Các chuyên gia cho rằng thẻ tiêu đề có thể được xem là “trung tâm” của những nỗ lực tối ưu công cụ tìm kiếm. Khi lập chỉ mục nội dung, công cụ tìm kiếm sẽ xem các từ có trong các thẻ tiêu đề này – đoạn văn bản xuất hiện trên thanh tiêu đề trình duyệt – như là một thành phần quan trọng nhất của trang web. Do đó, hãy cố gắng tạo tiêu đề từ các từ khóa và làm cho mỗi từ khóa này trở thành “nét riêng” của trang web.
Ngày nay, những công cụ tìm kiếm quan tâm nhiều đến các từ khóa trong địa chỉ URL hơn là những từ khóa trong bản thân từng trang web. Dù hầu hết hệ thống lưu trữ web cho phép dễ dàng sử dụng từ khóa trong địa chỉ URL nhưng vẫn còn nhiều hệ thống (như WordPress) mặc định đơn giản hóa địa chỉ URL sử dụng các con số thay vì từ khóa. Các địa chỉ URL có thể đọc được không chỉ giúp ích cho các công cụ tìm kiếm mà còn giúp cả người dùng.

Google AdWords cho phép bạn tạo ra các mẫu quảng cáo dạng PPC khác nhau và ghi nhận kết quả (hình trên).
Biết cách hấp dẫn người dùng
Ví dụ, khi người đọc muốn liên kết đến trang web Filmcritic.com chuyên cung cấp lại các đoạn phim thì một liên kết mang tên “Filmcritic.com” sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực hơn đến thứ hạng mà trang web của bạn nhận được từ các công cụ tìm kiếm so với một liên kết có tên đại loại như “xem lại các đoạn phim”. Tại sao như thế ? Bởi vì các công cụ tìm kiếm sẽ xem xét văn bản “neo” được sử dụng để liên kết đến trang web.
Nếu muốn tăng thứ hạng bằng một từ khóa hay một cụm từ nào đó, bạn cần khuyến khích những website khác sử dụng các từ khóa trong đoạn văn bản “neo” cho các liên kết đến website của bạn, thay vì chỉ là tên website như trước. Để thực hiện điều này được dễ dàng, bạn có thể cung cấp một đoạn mã HTML mà bạn muốn website liên kết sử dụng: người dùng chỉ sẽ chép và dán đoạn mã này vào trang web của họ thay vì phải bỏ thời gian điều chỉnh.
Viết đúng chính tả
Trang web của bạn, đặc biệt là các từ khóa không nên để mắc lỗi chính tả. Từ khóa sai chính tả có thể là rắc rối lớn cho người bán hàng trên các trang rao vặt (như eBay) khi họ không thể đoán ra tại sao không ai quan tâm đến món hàng của mình. Tuy nhiên, đôi khi những từ khóa sai chính tả có thể giúp ích cho bạn. Ví dụ, nhiều người dùng thường nhần lẫn từ “Pavillion” với “Pavilion”, do đó một từ khóa sai chính tả có dụng ý hoàn toàn có thể trở thành một từ khóa phụ cho trang web.
Đừng để SEO là hướng đi duy nhất
SEO không phải là đối thủ với khả năng và kinh nghiệm của người dùng. Do đó, những gì là tốt cho người sử dụng cũng sẽ tốt cho các công cụ tìm kiếm, vì thế hãy xây dựng trang web với nội dung, thiết kế và kiến trúc tốt nhất mà bạn có thể – điều này sẽ mang đến cho bạn sự thành công trong việc cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Hãy bảo đảm công cụ tìm kiếm có thể truy xuất dễ dàng những gì mà bạn xây dựng và khi đó bạn chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
SEO VÀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN CÔNG CỤ TIỀM KIẾM Không thể nghĩ đơn giản rằng việc xây dựng một trang web mới nghĩa là đã hoàn thành xong mọi thứ và chỉ cần ngồi đợi khách ghé xem, bạn còn phải biết cách sử dụng công cụ để tiếp thị hình ảnh cũng như cải thiện thứ hạng trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm. Bạn cần quảng bá cho website của mình. Cải thiện thứ hạng tìm kiếm Để trang web được xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm, bạn phải tìm hiểu về phần mềm robot (còn gọi là spider và crawler) được sử dụng trong các công cụ như Google để tìm kiếm và phân loại trang web. Thứ nhất, hãy học cách mô tả các sản phẩm và dịch vụ của bạn trên website bằng các từ mà khách hàng thường sử dụng trong câu truy vấn. Phần mềm robot trên công cụ tìm kiếm có thể xác định từng tiêu đề, đầu đề chính và những điểm nhấn đặc biệt trên trang web. Đừng nên mô tả những đầu đề đại loại như “Chào mừng bạn đến cửa hàng trực tuyến ABC”, thay vào đó bạn nên tập trung tìm những ý chính, chẳng hạn như “Túi xách hàng hiệu, xx Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM”. Thứ hai, nên liên kết trang web của mình đến các trang web khác càng nhiều càng tốt nhằm tăng cường kết quả xếp hạng trên công cụ tìm kiếm; đồng thời nên liên lạc riêng với các nhà quản trị các website đó để giải thích rõ mục đích muốn đặt liên kết. Công cụ PageRank trong thanh công cụ trình duyệt Google đánh giá tính thông dụng của một website với điểm từ 0 (thấp nhất) đến 10 (cao nhất). Sự lên hạng của trang web sẽ được thể hiện vào số lượng khách đến thăm và từ khóa nào được sử dụng thường xuyên trong lúc tìm kiếm. Đối với SEO, bạn phải kiên nhẫn chờ đợi trong khoảng 3 tháng trở lên mới thấy được thành quả. Bạn có thể vào trang www.highrankings.com/forum để tham gia vào mục thảo luận hoặc thu thập thêm thông tin về SEO. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Mô hình quảng cáo theo kiểu cứ nhấn chuột trả tiền (Pay per click – PPC) được xem là phổ biến nhất hiện nay. Đây là dịch vụ mà khi đăng quảng cáo trên một công cụ tìm kiếm nào đó, bạn phải trả tiền cho mỗi lần khách hàng nhấn chuột lên mẫu quảng cáo của mình. Hitwise, công ty chuyên đánh giá lưu lượng hoạt động của trang web, cho biết các công cụ tìm kiếm hiện phổ biến nhất ở Mỹ là Google (chiếm 66% thị phần), Yahoo (21%) và MSN (5%). Căn cứ số liệu trên, nếu quảng cáo theo hình thức PPC trên dịch vụ Google Adwords sẽ giúp bạn thu hút được số lượng lớn khách viếng thăm trang web của mình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đăng ký dịch vụ PPC trên Yahoo và Microsoft với chi phí thấp hơn. Một điểm lưu ý khác, nếu bạn chỉ muốn quảng bá trang web gói gọn trong một khu vực nào đó thì không nên vung tiền quảng cáo cho các khu vực còn lại. |
Phương Nga
PC World Mỹ 3/2009
- Published in Quảng bá website
10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất
iMSVietnam.com – Những trợ thủ đắc lực cho “chủ web” trong việc phân tích và đánh giá website, và có thể giúp cải thiện thứ hạng website.
Theo các kết quả khảo sát, trên 60% truy xuất website thông qua các dịch vụ tìm kiếm (search engine) và trên 90% người dùng web chỉ xem trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nếu website của bạn xuất hiện ở đầu danh sách kết quả thì sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu website để các dịch vụ tìm kiếm dễ tìm thấy – được biết đến với thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Nếu thực hiện đúng, SEO có thể giúp tăng cả số lượng người dùng và lượng truy cập website.
SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ cao cấp và cao giá, nhưng cũng có những công cụ miễn phí có thể giúp bạn (những người chủ web – webmaster) tiết kiệm nhiều công sức.
1. Google Webmaster Tools google.com/webmasters
Google chuyên “cho không” những thứ đáng giá, Google Webmaster Tools là một trong số đó. Đây là dịch vụ trực tuyến (yêu cầu tài khoản) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)….
Thậm chí nó còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác: http://www.seomastering.com/site-speed-checker.php).
2. Google Analytics google.com/analytics
Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google Analytics (GA). GA là công cụ giám sát và phân tích website. GA yêu cầu hơi cao: nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn – việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được. Kết quả xứng đáng, GA cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.
Hai công cụ miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.
3. Yahoo! Site Explorer siteexplorer.search.yahoo.com
Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).
Yahoo! Site Explorer mới có đối thủ cạnh tranh: công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) vừa được SEOmoz tung ra hồi cuối tháng 1.
4. Microsoft IIS SEO Toolkit www.iis.net/expand/SEOToolkit
Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).
IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.
5. AuditMyPC Sitemap Generator www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp
Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.
Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.
Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.
6. SEO Toolbar tools.seobook.com/seo-toolbar
Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.
Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools
(chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).
Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.
7. Yahoo! YSlow developer.yahoo.com/yslow/
Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.
8. Xenu Link Sleuth home.snafu.de/tilman/xenulink.html
Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.
9. SocialMention socialmention.com
Dịch vụ trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.
10. Website Grader websitegrader.com
Dịch vụ trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.
Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.
Xin trích lời một chuyên gia: “…SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các dịch vụ tìm kiếm.
Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.”
P. Nguyễn / Pc World Vietnam
- Published in Quảng Bá Website, Quảng bá website