CEO Nhaccuatui khởi nghiệp với 10 USD
Từ một website “làm cho vui”, chàng trai Nhan Thế Luân đã biến nó thành một trang nhạc trực tuyến với hàng triệu người dùng mỗi ngày.
Ý tưởng tạo ra một trang nghe nhạc trực tuyến đến với Nhan Thế Luân (sinh năm 1982) một cách rất tự nhiên. Kể cả khi anh bỏ ra 10 USD đầu tiên để mua một tên miền nghe rất dân dã, thuần miền Nam “Nhaccuatui”, trang web vẫn chỉ như một sở thích được chia sẻ âm nhạc với mọi người.
Thế rồi, đến một ngày bạn bè nói với Luân: “Sao không làm gì với nó đi” khi lượng người truy cập trang đạt con số vài nghìn. Và Luân quyết định sẽ “làm gì đó” – bỏ công việc ổn định với mức lương vài trăm đô mỗi tháng tại một công ty phần mềm để chuyên tâm xây dựng website này.
Từ 60 triệu đồng vay từ mẹ để mua máy chủ đầu tiên, Nhan Thế Luân đã thành lập NCT Corporation vào 2007. Doanh thu từ quảng cáo năm đó đạt 300 triệu đồng. Đến 2010, con số này đã là 10 tỷ và dự kiến năm 2011 lên tới 20 tỷ đồng, trong đó 80% đến từ quảng cáo và thu phí người dùng, dịch vụ tổ chức event chiếm 20% còn lại. Sau 4 năm, lượng khách truy cập vào trang nhạc đã lên tới con số hàng triệu người mỗi ngày.
Tăng trưởng ấn tượng về doanh thu lẫn người dùng nhưng Nhan Thế Luân tự nhận mình không phải là một nhà kinh doanh giỏi. Anh tâm sự: “Đơn giản là khi mở công ty, có nhân viên rồi thì mình phải nghĩ cách làm sao để kiếm cơm cho những người đi theo mình, nên cứ phải vận động thôi”. Xuất thân là dân công nghệ thông tin, nhưng từ khi mở công ty Nhan Thế Luân đã phải tự học mọi thứ từ nhân sự, tài chính kế toán, xây dựng văn hóa công ty.
Tận dụng lợi thế thông thạo Internet và công nghệ, suốt 4 năm qua Nhan Thế Luân chưa tốn một đồng nào cho chi phí quảng cáo quảng bá hình ảnh. Gần đây nhiều người mới chú ý đến thuật ngữ SEO nhưng từ năm 2007, Nhan Thế Luân đã dùng SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để trang âm nhạc ngày càng được biết đến nhiều hơn.
Bên cạnh mảng hoạt động chính là âm nhạc, Luân đang phát triển thêm các sản phẩm vệ tinh như Nava.vn – chợ thương mại điện tử và sắp tới có thể một trang web về hẹn hò. Nava.vn cũng đang có những bước phát triển mạnh, như cách đây 5 năm mỗi ngày chỉ có 10 đến 15 đơn hàng thì nay lên khoảng 200 đơn hàng.
“Đó mới chỉ là bước khởi đầu thôi”, Nhan Thế Luân khẳng định. Tham vọng của chàng trai trẻ là đến năm 2015, Nhaccuatui sẽ đứng vào hàng ngũ những công ty Internet hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực giải trí và thương mại điện tử, với lượng người truy cập lên con số 10 triệu. “Đó là những mục tiêu chính, còn mục tiêu phụ là bản thân mình sẽ giàu”, Nhan Thế Luân cười nói.
Trong kinh doanh, nhất là lĩnh vực nhạc trực tuyến, Nhân Thế Luân cho rằng yếu tố con người là quan trọng nhất, quyết định khả năng thắng hay thua của doanh nghiệp. Nếu như cách đây 4 năm, Việt Nam có hàng trăm website nghe nhạc trực tuyến thì nay số lượng trang được biết đến chỉ còn trên đầu ngón tay. “Trong ngành này, ai có nội dung tốt thì sẽ thắng, mà con người chính là cha đẻ của nội dung”, CEO trẻ này cho biết. Tại công ty của Luân, nhân viên luôn được thoải mái đề xuất ý tưởng và chính họ cũng là những người biến ý tưởng đó thành hiện thực sau khi được duyệt và cấp vốn.
Để thu hút người tài, Nhan Thế Luân đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ như nhân viên hay vợ của nhân viên sinh con đều được hỗ trợ ngay 5 triệu đồng, mỗi năm một lần cả công ty đi team building để xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể. Thậm chí văn phòng cũng được thiết kế thật bắt mắt, mỗi phòng làm việc một phong cách để tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái khi làm việc.
Luân tâm sự, với đặc thù trang web của mình, cũng khó mà kiện được nếu nhạc không có bản quyền vì người dùng tự đẩy bài hát lên và tự chia sẻ. Tuy nhiên, anh đã quyết định mua bản quyền nhạc Việt từ rất sớm. Vào năm 2007 dù chỉ lập trang web để “chơi chơi”, anh đã đi gặp Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam để mua bản quyền nhạc Việt. Gần đây nhất, Nhaccuatui cũng đàm phán xong với 2 hãng ghi âm nổi tiếng thế giới là Universal và Sony để mua bản quyền nhạc quốc tế sau 2 năm thương thảo.
Tiền bản quyền không hề rẻ nhưng bản thân Nhân Thế Luân cho biết vẫn vui khi tự nguyện làm việc đó. Dù doanh thu hàng năm ở mức cao, hiện nay trang âm nhạc trực tuyến này vẫn chưa có lợi nhuận, thậm chí lỗ một phần vì phải để dành tiền trả phí bản quyền. “Quan niệm của tôi là khi mình kiếm được 10 đồng, những người đã tạo ra nội dung cho mình kinh doanh cũng phải được chia một phần trong đó”, Nhan Thế Luân nói.
Chưa có lợi nhuận nhưng Nhan Thế Luân vẫn rất lạc quan: “Với tình hình phát triển như hiện nay với doanh thu quảng cáo năm này gấp đôi năm trước, chỉ 3 đến 4 năm nữa là Nhacuatui sẽ có lời”.
Là người sáng lập của CEO của một website âm nhạc, nhưng âm nhạc không phải là niềm đam mê của Nhan Thế Luân. Niềm vui lớn nhất của anh là chơi với đứa con 2 tuổi sau mỗi ngày từ công ty về nhà.
Thanh Bình
- Published in Quảng bá website
Bảo đảm an toàn cho các trang thông tin điện tử
“Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2011” sẽ tập trung vào chủ đề “An toàn thông tin số-nền tảng bền vững của một nước mạnh về công nghệ thông tin.”
Sự kiện thường niên này được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính (VNCERT), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức.
Tại cuộc họp báo về sự kiện này ngày 27-10, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, một nước mạnh về công nghệ thông tin không thể thiếu việc đảm bảo an toàn thông tin (ATTT).
Theo đó, ngày an toàn thông tin năm nay sẽ tập trung vào các vấn đề nóng như hành động tấn công của tin tặc vào các trang thông tin điện tử, các tài khoản cá nhân, chiếm đoạt thông tin…
Đây là một vấn đề hết sức bức xúc trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khi nhiều trang web trong nước thời gian qua bị hacker làm cho khốn đốn, điển hình như vụ tấn công từ chối dịch vụ nhắm vào Báo điện tử VietNamNet…
Trong khuôn khổ sự kiện sẽ diễn ra nhiều hội thảo, đề cập đến vai trò của an toàn thông tin trong lộ trình “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.” Tại sự kiện này, Hiệp hội an toàn thông tin sẽ trình bày báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá thực trạng an toàn thông tin Việt Nam trong năm vừa qua.
Bên cạnh đó, sẽ có hai hội thảo chuyên đề về bảo đảm an toàn thông tin cho các trang thông tin điện tử, Internet Banking, an toàn thông tin cho thế giới 3G, nhằm đưa ra thông tin, giải pháp ứng phó với các mối đe dọa mới.
Theo VietnamPlus
- Published in Thương mại điện tử
Khó đoạt lại “tên miền triệu đô” bị lấy cắp
Ngành công nghệ Việt Nam lại một phen dậy sóng khi hai website lớn của Việt Nam là vozforums.com và diadiem.com đã bị mất quyền kiểm soát tên miền.

Thông tin rao bán tên miền Địa Điểm khi truy cập vào diadiem.com sau khi hacker chiếm dụng tên miền này
Ngoài 2 tên miền này, còn có một tên miền “web đen” với số lượng truy cập cao cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Khi truy cập vào địa chỉ vozforums.com, giao diện của website này hiện ra với dòng thông báo kể từ ngày 26-10 đã sáp nhập với diễn đàn Tinhte.vn, và tự động chuyển truy cập qua website này.
Tuy nhiên, ngày 27-10, trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đinh Hữu Thành, admin của diễn đàn Tinhte.vn khẳng định không có chuyện hai diễn đàn sáp nhập.
Trên website của Tinhte.vn, ban quản trị cũng thông báo: “Tinhte.vn khẳng định tin đồn sáp nhập với VOZ là không chính xác, là mưu toan chia rẽ, phá hoại của một cá nhân hay một tổ chức nào đó.”
Hiện, ban quản trị của diễn đàn vozforums.com đã ra thông báo khắc phục sự cố và tạo thêm link để truy cập diễn đàn là http://forums.voz.vn.
Với diadiem.com thì khác, sau khi kiểm soát, hacker đã lập tức rao bán trên chính website này. Thậm chí, hacker còn để lại liên hệ một cách cụ thể qua địa chỉ icq và email [email protected]
Đây quả là điều đáng tiếc, bởi vozforums.com là một diễn đàn công nghệ có uy tín. Còn diadiem.com là một website chỉ dẫn bản đồ và địa điểm hàng đầu Việt Nam được xem là một website “triệu đô.” Ngày 7/9, công ty MJ Group (chủ sở hữu website này) được rót 60 triệu USD để phát triển.
Hiện, trang web của diadiem.com đã được chuyển sang hoạt động tại hai tên miền quốc gia http://diadiem.vn và http://diadiem.com.vn.
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng (Công ty Bkav) cho rằng, vụ việc trên khả năng do hacker đã đánh cắp tài khoản email dùng để đăng ký tên miền. Sau đó, hacker dựa trên email đó, truy cập vào tài khoản quản lý tên miền rồi thay đổi nội dung, trỏ sang website khác…
Ngoài ra, hacker cũng có thể chuyển tên miền đã ăn cắp được từ nhà cung cấp dịch vụ tên miền này sang nhà cung cấp dịch vụ khác. Và nếu việc chuyển đổi này thành công, thì rất khó cho việc lấy lại.
Theo ông Đức, trong trường hợp này, chủ thể bị mất tên miền cần phải làm việc với cả hai nhà cung cấp nói trên và đưa ra bằng chứng, chứng minh được tên miền là của mình. Trên lý thuyết thì vậy, nhưng việc này mất nhiều thời gian, thủ tục và tỷ lệ thành công không cao.
Thực tế, trong quá khứ, các tên miền của website Việt Nam như diendantinhoc.com, 5giay.com, pavietnam cũng đã bị chiếm quyền kiểm soát và không thể lấy lại.
Vị chuyên gia này cũng nói, nguyên nhân của việc hacker chiếm đoạt tài khoản thì có nhiều. Có thể do mật khẩu không đủ mạnh, hoặc do người quen, cựu nhân viên để lộ… Ngoài ra, cũng có thể do nhà quản lý tên miền có lỗ hổng an ninh và hacker đã xâm nhập và đánh cắp.
Do vậy, để tránh trường hợp bị mất tài khoản, ông Đức cho rằng cẩn phải quản lý theo một quy trình bài bản, mật khẩu đủ tốt… Ngoài ra, khi đăng ký tên miền, người dùng cần chọn nhà quản lý tên miền có uy tín để bảo đảm độ bảo mật cao.
Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, cho hay do các tên miền .com là tên miền quốc tế, nên Trung tâm này khó lòng mà giúp đỡ được. Còn nếu các tên miền bị mất quyền kiểm soát được cấp ở Việt Nam (có đuôi .com.vn, .vn…) thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Theo VietnamPlus
- Published in Tên miền
Cấu hình DNS cho tên miền khi sử dụng Blogger
Hướng dẫn cấu hình DNS cho tên miền khi sử dụng Blogger với việc sử dụng tên miền riêng cho Blogger qua DNS trung gian.
Blogger là hệ thống dành cho các bloger trên toàn thế giới, với việc tạo cho người dùng Sub domain dạng subdomain.blogger.com nhưng vẫn mở ra cho người dùng thích có một tên miền riêng.
Để cấu hình DNS Blogger bạn cần Login vào tài khoản và chọn sử dụng tên miền riêng
Trên RECORD DNS bạn cần thực hiện theo các bước sau:
www CNAME ghs.google.com
domaincuaban.com A 216.239.32.21
domaincuaban.com A 216.239.34.21
domaincuaban.com A 216.239.36.21
domaincuaban.com A 216.239.38.21
Bạn có thể thêm Record A nếu trường hợp bị nhà mạng chặn (update 01/2013)
domaincuaban.com A 173.194.72.121
domaincuaban.com A 64.233.183.121
Có thể PING ghs.google.com để có IP mới và chính xác nhất
Thời gian cập nhật nhanh hay chậm tùy DNS của bạn đang sử dụng.
- Published in Tên miền
Khóc dở mếu dở vì quảng cáo “lậu” trên Google
iMSVietnam – Thời gian gần đây, hàng loạt website của nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị liệt vào “danh sách đen”, không được quảng cáo trên Google Adwords, thậm chí có website mất luôn các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do website của các doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng voucher Google lậu. Với các doanh nghiệp đang có phần lớn khách hàng đến từ Google thì việc bị cấm trên Google gây thiệt hại lớn đến doanh số.
Cũng giống như các công ty khác, để khuyến khích khách hàng dùng dịch vụ, Google triển khai các chương trình khuyến mại bằng cách phát hành các voucher (được thể hiện dưới dạng các mã số), tặng thưởng một khoản giá trị (thường là 50 USD, 75 USD). Tùy từng thời điểm, Google sẽ phát hành các voucher cho các thị trường quốc gia khác nhau, có mã số riêng để hệ thống của Google nhận biết là voucher đó áp dụng cho khu vực nào. Tuy nhiên, Google chỉ áp dụng voucher cho các khách hàng mới (Công ty hay cá nhân mới bắt đầu sử dụng dịch vụ quảng cáo Google). Khách hàng nào đăng ký tài khoản mới sẽ được tặng 1 voucher, nhưng chỉ áp dụng cho web của khách hàng đó. Google nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi mã khuyến mại; sử dụng nhiều mã khuyến mại để mở nhiều tài khoản quảng cáo cho cùng một nhà quảng cáo; cho cùng một website; sử dụng mã khuyến mại phát hành tại một khu vực thị trường cụ thể cho một thị trường khác.
Gõ từ khóa “Adwords Voucher” trên Google, PV dễ dàng tìm thấy một loạt các lời rao bán voucher với các mức giá rất hấp dẫn như: “chỉ 180K có $100 trong tài khoản”, hay “Quảng cáo google giá rẻ bất ngờ, đảm bảo chạy thành công!”, “Mã giảm giá Google”…
Tuy nhiên, nhiều khách hàng hám rẻ mua những voucher lậu này đã phải “khóc dở mếu dở” khi hệ thống của Google phát hiện ra là thông tin trên website không khớp về thông tin khách hàng, không khớp về thị trường. Từ đó, website của những khách hàng sử dụng “hàng lậu” sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn tài khoản quảng cáo và cả các tài khoản liên quan đến website của nhà quảng cáo. Nghiêm trọng hơn, Google có thể đưa website của nhà quảng cáo vào black list (danh sách website đen) của Google, ngăn không cho website này hiển thị trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Ông Nguyễn Thành (xin giấu tên công ty) hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện trong một buổi hội thảo đã chia sẻ: “Chúng tôi đang gặp rắc rối vì bị Google Adwords đưa vào blacklist (danh sách đen). Tôi không hề biết nhà cung cấp của chúng tôi đã làm gì. Hiện chúng tôi đã kêu gọi trợ giúp từ rất nhiều bên nhưng chưa có câu trả lời chính thức. Khách hàng và doanh số đã giảm 60% trong 3 tháng nay.”
Theo ông Nguyễn Minh Quý – Tổng giám đốc Nova Ads – đối tác chính thức của Google: “Doanh nghiệp nên có cái nhìn toàn diện hơn về các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo Google. Giá rẻ thì không hẳn là không tốt. Tuy nhiên cần hiểu nguyên nhân của giá rẻ là gì, có phải do năng lực tối ưu dịch vụ, năng lực quản lý chi phí, lợi suất theo quy mô, có lượng khách hàng lớn hay đơn giản giá rẻ đó đến từ Voucher lậu.”
Ông Quý cho biết: “Khi đã bị đình chỉ vĩnh viễn website trên Google Adwords, cách duy nhất là liên hệ với các đối tác chính thức của Google để làm đơn xin tháo gỡ. Tuy nhiên, quá trình tháo gỡ khá phức tạp, mất nhiều thời gian cũng như công sức”.
Dấu hiệu nhận biết nhà quảng cáo dùng voucher Google lậu
Các doanh nghiệp cần nhận thức được rủi ro và hậu quả của voucher Google lậu và cảnh giác với các nhà cung cấp sử dụng voucher lậu. Có 3 dấu hiệu giúp doanh nghiệp nhận biết một nhà cung cấp dịch vụ sử dụng voucher lậu.
Cách thứ nhất, tìm hiểu kỹ các thông tin rao vặt liên quan đến nhà cung cấp bằng cách gõ vào Google tên nhà cung cấp và adwords voucher, ví dụ: công ty A + adwords voucher, nếu công ty đó có rao bán Adwords voucher thì khả năng họ triển khai voucher lậu cho khách hàng là cao.
Thứ hai, so sánh giá bán của nhà cung cấp với các báo giá của các đơn vị hiện là đối tác chính thức của Google. Nếu giá của đơn vị nào thấp hơn giá trung bình của các đối tác chính thức dưới 30% thì nên tìm hiểu lại thật kỹ. Được biết, lợi nhuận biên của các công ty quảng cáo google quản lý rất tốt chỉ đạt 15-18%, nên nếu doanh nghiệp nào bán giá thấp hơn 30% mức trung bình thị trường, khả năng sử dụng voucher lậu rất cao.
Thứ ba, các nhà cung cấp sử dụng voucher lậu thường là các đơn vị nhỏ lẻ, thời gian thành lập chưa quá 2 năm, số lượng khách hàng và uy tín thị trường thấp. Họ thường không chú trọng việc nâng cao năng lực tư vấn, tài liệu sơ sài, triển khai và chăm sóc kém mà chỉ lấy yếu tố giá rẻ để thu hút và cạnh tranh trên thị trường.
- Published in Google
Google tìm cách mua lại Yahoo
Google đã liên hệ với ít nhất hai công ty đầu tư mạo hiểm nhằm giúp họ thâu tóm hãng dịch vụ Internet lừng danh một thời.
Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), Google và các đối tác mới trong giai đoạn đầu xem xét và chưa đưa ra lời đề nghị chính thức. Họ quan tâm đến chuyện kinh doanh quảng cáo trực tuyến trên hệ thống các website của Yahoo. Thông tin này cũng bắt đầu thu hút sự chú ý của các tổ chức chống độc quyền.
Hãng tìm kiếm Mỹ không phải là công ty duy nhất để mắt tới Yahoo. Microsoft được cho là cũng đang tham gia nhưng họ không có ý định mua lại toàn bộ mà chỉ muốn nắm quyền kiểm soát những bộ phận quan trọng tại Yahoo và muốn có ảnh hưởng đến tương lai của hãng này nhằm giảm bớt nguy cơ cạnh tranh về sau.
Trong khi đó, trong diễn đàn AsiaD tuần trước ở Hong Kong, Jack Ma, CEO của Alibaba (Trung Quốc), cũng thể hiện ý định thâu tóm Yahoo và nói rằng ban lãnh đạo công ty này cần sớm đưa ra quyết định.
Yahoo đã sai thải cựu CEO Carol Bartz vào tháng 9 và có thông tin hãng này cũng đang tự tìm kiếm những người mua tiềm năng. Câu hỏi đặt ra là Yahoo hiện có giá bao nhiêu. Còn Jerry Yang, đồng sáng lập Yahoo, tuyên bố có nhiều lựa chọn hơn là việc đơn giản bán công ty đi.
Châu An / Vnexpress
- Published in Google
Mua sắm cộng đồng Hotdeal bị tố ‘ém’ thông tin
Bất chấp mức giảm giá hấp dẫn 30-90%, các trang mua sắm cộng đồng nhận không ít phàn nàn về chất lượng dịch vụ, giảm giá giả… Trang Hotdeal còn bị tố là “ém” thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Đem voucher thời trang trẻ em đến mua sắm tại một shop ở Hà Nội, chị Nga (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng) khó khăn lắm mới tiêu hết trị giá số tiền ghi trên thẻ. Chị Nga cho biết, trong một lần “dạo chơi” trên mạng, chị ghé website mua theo nhóm Hotdeal. Thấy quần áo dành cho bé từ sơ sinh đến 10 tuổi được quảng cáo “chất liệu mềm mại, thoáng mát, mẫu mã đáng yêu, hàng về liên tục”, chị Nga đã mua một voucher 200.000 đồng để được mua hàng trị giá 400.000 đồng.
Khi đến mua, chị Nga cảm thấy thất vọng. “Với hóa đơn 400.000 đồng, tương ứng 3 – 4 sản phẩm. Nhưng để chọn được 3 chiếc có vể ổn ổn một chút, tôi mất hơn một giờ đồng hồ, vì đa phần hàng chất xấu, kiểu dáng cũng không bắt mắt, khác hẳn với quảng cáo. Mà không mua thì xem như mất 200.000 đồng”, chị Nga chia sẻ.
Anh Nguyễn Hoàng Tuấn, ở Hà Nội, một khách hàng quen thuộc của các trang mua sắm theo nhóm, mới đây đã phát hiện là admin của Hotdeal “ém” thông tin xấu của nhà kinh doanh, gây thiệt hại cho người mua hàng. Anh Tuấn cho biết những comment khen nhà cung cấp thì luôn được Hotdeal trưng lên đầu trang. Còn những ý kiến trái chiều, phản đối thì bị xóa hoặc chỉ bản thân người bình luận thấy.
Anh Tuấn kể, anh và bạn bè đã ghé một cửa hàng ăn uống theo giới thiệu của Hotdeal nhưng chất lượng thực tế không giống như thông tin mà trang mua sắm cộng đồng này cung cấp. “Giá cả, chất lượng món ăn đều không giống như quảng cáo. Khi biết chúng tôi đến ăn theo kiểu mua voucher, cung cách phục vụ của nhân viên cũng không niềm nở. Hơn nữa, tất cả comment phàn nàn của chúng tôi về cửa hàng đó đều bị xóa hoặc chỉ mình account của người comment là thấy được”, anh Tuấn bức xúc.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện của Hotdeal, chị Lê Thị Ngân cho rằng trang mua sắm cộng đồng này không “ém” thông tin doanh nghiệp hợp tác. Chi tiết tên, logo, hình ảnh về dịch vụ, sản phẩm, địa chỉ, số điện thoại… đều được niêm yết cụ thể trong phần “Điểm nổi bật” và “Thông tin chi tiết”.
Việc nhiều comment của khách hàng bị Hotdeal admin ẩn hoặc xóa, đại diện đơn vị này cho biết, đã thông báo rõ trên trang về quy định bình luận. Thông thường, khi có nhận xét về thái độ, chất lượng dịch vụ, sản phẩm, Hotdeal sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng và đối tác để kiểm chứng. Nếu xóa họ cũng sẽ gọi điện thông báo đến khách về động thái này.
Chị Ngân cũng khẳng định, trước khi đưa mỗi deal lên, họ có một bộ phận kiểm tra chất lượng dịch vụ, đóng giả khách hàng, dùng thử sản phẩm của đối tác. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng sẵn sàng thu nhận voucher đã mua nếu khách không đồng ý tiếp tục sử dụng. Hotdeal thừa nhận từng bị khách hàng than phiền quá nhiều vào tháng 6/2011 và đã hoàn tiền cho khách mua deal (những chương trình có phiếu mua giảm giá).
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Lê Media cho biết, bản chất của các trang mua sắm theo nhóm online là quảng bá, marketing cho doanh nghiệp liên kết. Việc giảm giá nhằm thu hút người sử dụng, khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ đó.
Theo chuyên gia về marketing này, thành công được thể hiện bằng việc tạo tiếng vang, uy tín trong cộng đồng và có nhiều khách hàng quay lại sau lần đã được khuyến mãi. Do vậy, nếu PR một cách thái quá khiến người tiêu dùng thất vọng thì cũng như con dao hai lưỡi. “Không những hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng khách hàng méo mó mà việc lấy lại uy tín, thương hiệu cũng rất khó”, ông Vinh nói.
THeo Xuân Ngọc / Vnexpress
- Published in Tiếp thị trực tuyến
Đặt máy chủ tại Tp. HCM – Dịch vụ thuê chổ đặt máy chủ (server)
Đặt máy chủ là gì? Đó là bạn đã có 1 máy chủ (server) đã cài đặt hệ điều hành Linux hay Windows server và muốn website hoạt động trên mạng internet 24/24 bạn cần thuê chổ đặt máy chủ server của mình.
Hiện Tp. HCM có khá nhiều trung tâm dữ liệu (Datacenter) đạt chuẩn phòng máy chủ Tier 3 như VDC, FPT, Viettel, ODS, CMC … cung cấp cho bạn một chổ đặt máy chủ với các điều kiện như: line internet kết nối trong nước và quốc tế, máy lạnh đạt tiêu chuẩn, điện 24/24, địa chỉ IP tĩnh, hệ thống điện dự phòng khi cúp điện UPS, máy phát điện Diesel trong điều kiện cúp điện trên 60p có thể hoạt động liên tục nhiều ngày. Quan trọng nhất hệ thống bảo mật datacerter giúp bạn yên tâm hơn với dữ liêu website mình trong việc ra vào datacenter, mọi hành động được ghi nhận và lưu trữ ở máy chủ data center.
Tùy theo nhu cầu và tốc độ bạn có thể lựa chọn một trong các data center nêu trên với chi phí phù hợp với mình nhất, bạn có thể yên tâm phát triển nội dung website và tăng lượt truy cập tối đa hóa lợi nhuận mà không phải lo lắng về việc máy chủ server có nóng quá nhiệt khi hoạt động liên tục 24/24, điện nhà có bị cúp đột ngột mà bạn không có UPS dự phòng điện hơn vài giờ, internet có kết nối liên tục và không bị nghẽn mạch trong giờ cao điểm không … line internet dự phòng
Với một chi phí phù hợp bạn nên nghỉ đến dịch vụ đặt máy chủ tại các Data center này thay vì đặt máy chủ tại nhà hay cơ quan với chi phí tiết kiệm hơn và bạn không phải tốn công canh chừng và xử lý các vấn đề trên.
iMS Vietnam nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn trong việc lựa thuê chổ đặt máy chủ trong data center tại Việt Nam.
Viết bởi iMS Vietnam
- Published in Hosting