iMSVietnamiMSVietnam

  • HOME
    • HOMEPAGES v4.0+
      • ARIES HOMEPAGE
      • ORION HOMEPAGE
      • VEGA HOMEPAGE
    • HOMEPAGES v4.0+
      • KUMA HOMEPAGE
      • ARA HOMEPAGE
      • KRONOS HOMEPAGE
    • CLASSIC HOMEPAGES
      • HOMEPAGE 1
      • HOMEPAGE 2
      • HOMEPAGE 3
    • CLASSIC HOMEPAGES
      • HOMEPAGE 4
      • HOMEPAGE 5
      • HOMEPAGE 6
    • SINGLE PAGE WEBSITE
      • ATHOS ONE-PAGENEW
  • Home
  • About
  • Services
  • Work
  • Blog
  • Features
  • Newsletter
  • SERVICES
  • OUR COMPANY
  • PORTFOLIO
  • PROCESS
  • PARTNERS
  • BLOG
  • CONTACT

Category: Tên miền

Những tên miền website đắt nhất lịch sử Internet

Saturday, 26 November 2011 by imsvietnam

Với sự phát triển của Internet và ngành công nghiệp website ngày nay, bạn sẽ không phải tốn quá nhiều tiên để sở hữu 1 tên miền website. Tuy nhiên, điều đó không chắc đã đúng với tất cả. Dưới đây là những tên miền “triệu đô”có giá cao nhất lịch sử Internet.

Có một điều khá thú vị, những tên miền đắt đỏ lại thường là những tên miền liên quan đến chủ đề cờ bạc, kiếm tiền trực tuyến và “nội dung người lớn”. Tuy nhiên, những tên miền đắt đỏ này không hẳn đã là những trang web có nhiều người ghé thăm, thậm chí một vài trong số đó đã ngưng hoạt động.

Có những tên miền "triệu đô" mua rồi nhưng lại... để không

Có những tên miền "triệu đô" mua rồi nhưng lại... để không

Dưới đây là danh sách những tên miền có giá cao nhất từ trước đến nay:
20. Cameras.com: Có giá 1.500.000 USD (Năm bán: 2006, đã ngưng hoạt động)
20. Russia.com: Có giá 1.500.000 USD (Năm bán: 2009, đã ngưng hoạt động)
19. Tandberg.com: Có giá 1.500.000 USD (Năm bán: 2007, vẫn hoạt động)
18. Ticket.com: Có giá 1.525.000 USD (Năm bán 2009, vẫn hoạt động)
17. DataRecovery.com: Có giá 1.659.000 USD (Năm bán: 2008, vẫn hoạt động)
16. Auction.com: Có giá 1.700.000 USD (Năm bán 2009, vẫn hoạt động)
15. Dating.com: Có giá 1.750.000 USD (Năm bán: 2010, vẫn hoạt động)
14. Fly.com: Có giá 1.760.000 USD (Năm bán: 2009, vẫn hoạt động)
13. Seniors.com: Có giá 1.800.000 USD (Năm bán 2007, vẫn hoạt động)
12. Computer.com: Có giá 2.100.000 USD (Năm bán2007, đã ngưng hoạt động)
11. CreditCards.com: Có giá 2.750.000 USD (Năm bán: 2004, vẫn hoạt động)
10. Shopping.de: Có giá 2.858.945 USD (Năm bán 2008, vẫn hoạt động)
Sở dĩ tên miền này có số tiền bán lẻ như vậy là vì nó được giao dịch bằng đơn vị Euro (mức giá bán 1.960.000 Euro), quy đổi theo tỉ giá vào thời điểm năm 2008 sẽ là 2.858.945 USD.
9. Candy.com: Có giá 3.000.000 USD (Năm bán: 2006, vẫn hoạt động)
9. Vodka.com: Có giá 3.000.000 USD (Năm bán: 2009, vẫn hoạt động)
9. Wine.com: Có giá 3.000.000 USD (Năm bán: 1999, vẫn hoạt động)
8. iCloud.com: Có giá 4.500.000 USD (Năm bán: 2011, vẫn hoạt động)
7. Clothes.com: Có giá 4.900.000 USD (Năm bán: 2008, vẫn hoạt động)
6. Toys.com: Có giá 5.100.000 USD (Năm bán: 2009, vẫn hoạt động)
5. Slots.com: Có giá 5.500.000 USD (Năm bán: 2010, vẫn hoạt động)
4. Diamond.com: Có giá 7.500.000 USD (Năm bán: 2010, vẫn hoạt động)
4. Fb.com: Có giá 7.500.000 USD (Năm bán 2011, vẫn hoạt động)
3. P….com: Có giá 9.500.000 USD (Năm bán: 2007, vẫn hoạt động)
2. Funds.com: Có giá 9.999.950 USD (Năm bán: 2008, vẫn hoạt động)
1. S….com: Có giá 13.000.000 USD (Năm bán: 2010, vẫn hoạt động)
Phạm Thế Quang Huy / DanTri
tên miềnwebsite
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Khó đoạt lại “tên miền triệu đô” bị lấy cắp

Friday, 28 October 2011 by imsvietnam

Ngành công nghệ Việt Nam lại một phen dậy sóng khi hai website lớn của Việt Nam là vozforums.com và diadiem.com đã bị mất quyền kiểm soát tên miền.

Thông tin rao bán tên miền Địa Điểm khi truy cập vào diadiem.com sau khi hacker chiếm dụng tên miền này

Thông tin rao bán tên miền Địa Điểm khi truy cập vào diadiem.com sau khi hacker chiếm dụng tên miền này

Ngoài 2 tên miền này, còn có một tên miền “web đen” với số lượng truy cập cao cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Khi truy cập vào địa chỉ vozforums.com, giao diện của website này hiện ra với dòng thông báo kể từ ngày 26-10 đã sáp nhập với diễn đàn Tinhte.vn, và tự động chuyển truy cập qua website này.

Tuy nhiên, ngày 27-10, trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đinh Hữu Thành, admin của diễn đàn Tinhte.vn khẳng định không có chuyện hai diễn đàn sáp nhập.

Trên website của Tinhte.vn, ban quản trị cũng thông báo: “Tinhte.vn khẳng định tin đồn sáp nhập với VOZ là không chính xác, là mưu toan chia rẽ, phá hoại của một cá nhân hay một tổ chức nào đó.”

Hiện, ban quản trị của diễn đàn vozforums.com đã ra thông báo khắc phục sự cố và tạo thêm link để truy cập diễn đàn là http://forums.voz.vn.

Với diadiem.com thì khác, sau khi kiểm soát, hacker đã lập tức rao bán trên chính website này. Thậm chí, hacker còn để lại liên hệ một cách cụ thể qua địa chỉ icq và email [email protected]

Đây quả là điều đáng tiếc, bởi vozforums.com là một diễn đàn công nghệ có uy tín. Còn diadiem.com là một website chỉ dẫn bản đồ và địa điểm hàng đầu Việt Nam được xem là một website “triệu đô.” Ngày 7/9, công ty MJ Group (chủ sở hữu website này) được rót 60 triệu USD để phát triển.

Hiện, trang web của diadiem.com đã được chuyển sang hoạt động tại hai tên miền quốc gia http://diadiem.vn và http://diadiem.com.vn.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng (Công ty Bkav) cho rằng, vụ việc trên khả năng do hacker đã đánh cắp tài khoản email dùng để đăng ký tên miền. Sau đó, hacker dựa trên email đó, truy cập vào tài khoản quản lý tên miền rồi thay đổi nội dung, trỏ sang website khác…

Ngoài ra, hacker cũng có thể chuyển tên miền đã ăn cắp được từ nhà cung cấp dịch vụ tên miền này sang nhà cung cấp dịch vụ khác. Và nếu việc chuyển đổi này thành công, thì rất khó cho việc lấy lại.

Theo ông Đức, trong trường hợp này, chủ thể bị mất tên miền cần phải làm việc với cả hai nhà cung cấp nói trên và đưa ra bằng chứng, chứng minh được tên miền là của mình. Trên lý thuyết thì vậy, nhưng việc này mất nhiều thời gian, thủ tục và tỷ lệ thành công không cao.

Thực tế, trong quá khứ, các tên miền của website Việt Nam như diendantinhoc.com, 5giay.com, pavietnam cũng đã bị chiếm quyền kiểm soát và không thể lấy lại.

Vị chuyên gia này cũng nói, nguyên nhân của việc hacker chiếm đoạt tài khoản thì có nhiều. Có thể do mật khẩu không đủ mạnh, hoặc do người quen, cựu nhân viên để lộ… Ngoài ra, cũng có thể do nhà quản lý tên miền có lỗ hổng an ninh và hacker đã xâm nhập và đánh cắp.

Do vậy, để tránh trường hợp bị mất tài khoản, ông Đức cho rằng cẩn phải quản lý theo một quy trình bài bản, mật khẩu đủ tốt… Ngoài ra, khi đăng ký tên miền, người dùng cần chọn nhà quản lý tên miền có uy tín để bảo đảm độ bảo mật cao.

Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, cho hay do các tên miền .com là tên miền quốc tế, nên Trung tâm này khó lòng mà giúp đỡ được. Còn nếu các tên miền bị mất quyền kiểm soát được cấp ở Việt Nam (có đuôi .com.vn, .vn…) thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Theo VietnamPlus

diadiem.comhack tên miềnmất tên miềntên miềntên miền triệu đôvozforums.com
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Cấu hình DNS cho tên miền khi sử dụng Blogger

Tuesday, 25 October 2011 by imsvietnam

Hướng dẫn cấu hình DNS cho tên miền khi sử dụng Blogger với việc sử dụng tên miền riêng cho Blogger qua DNS trung gian.

Blogger là hệ thống dành cho các bloger trên toàn thế giới, với việc tạo cho người dùng Sub domain dạng subdomain.blogger.com nhưng vẫn mở ra cho người dùng thích có một tên miền riêng.

Để cấu hình DNS Blogger bạn cần Login vào tài khoản và chọn sử dụng tên miền riêng

Thêm tên miền vào Blogger

Thêm tên miền vào Blogger

Hướng dẫn cấu hình DNS tên miền vào Blogger

Hướng dẫn cấu hình DNS tên miền vào Blogger

Hướng dẫn cấu hình DNS tên miền vào Blogger

Hướng dẫn cấu hình DNS tên miền vào Blogger

Trên RECORD DNS bạn cần thực hiện theo các bước sau:

www   CNAME   ghs.google.com

domaincuaban.com      A      216.239.32.21
domaincuaban.com      A      216.239.34.21
domaincuaban.com      A      216.239.36.21
domaincuaban.com      A      216.239.38.21

Bạn có thể thêm Record A nếu trường hợp bị nhà mạng chặn (update 01/2013)

domaincuaban.com      A      173.194.72.121

domaincuaban.com      A      64.233.183.121

Có thể PING ghs.google.com để có IP mới và chính xác nhất

Thời gian cập nhật nhanh hay chậm tùy DNS của bạn đang sử dụng.

Cấu hình DNS Blogger

Cấu hình DNS Blogger trong việc chuyển hướng tên miền từ không www đến có www

 

 

cấu hình dns bloggerdns blogger
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

EveryDNS tiếp tục gia hạn thêm thời gian đóng cửa dịch vụ DNS miễn phí

Tuesday, 30 August 2011 by imsvietnam

Thông báo kéo dài hoạt động EveryDNS cho tới ngày 09/09/2011 cho các quản trị viên tiếp tục di chuyền DNS miễn phí của EveryDNS sang DynDNS hay những dịch vụ cung cấp DNS miễn phí khác. Nhưng đó chưa hẳn là tin vui hồi sinh cho dịch vụ DNS này.

Việc kéo dài này giúp cho các quản trị viên có thêm thời gian để di chuyển DNS đến một nơi thích hợp cho các chủ nhân website, EveryDNS tuy không đóng cửa đột ngột so với thông báo trước đó 90 ngày.

Nhưng việc kéo dài cho đến ngày 09/09/2011 không phải là thời gian hoạt động sẽ là 100%, mà sẽ là việc tắt dịch vụ DNS này tăng theo thời gian từ 1g, 3giờ, 6giờ, 12g và tắt hẳn theo thông báo từ trang chủ EveryDNS

August 29th 14:00 – 15:00 UTC – 1 hour
August 30th 14:00 – 17:00 UTC – 3 hours
September 1st 14:00 – 20:00 UTC – 6 hours
September 6th 14:00 – 24:00 UTC – 10 hours
September 7th 14:00 UTC – Sept 8th 14:00 UTC – 24 hours
September 9th 14:00 UTC – EditDNS and EveryDNS services retired

Do đó các nhà quản trị website hãy nhanh chóng di chuyển DNS đến các dịch vụ ổn định và phù hợp với khả năng kinh tế của mình nếu chưa nhận được email hay thông báo từ trang chủ của EveryDNS.

Viết bởi iMS Vietnam

dns miễn phídyndnsEveryDNS
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

DNS nào thay thế cho EveryDNS.net

Sunday, 14 August 2011 by imsvietnam

EveryDNS.net dịch vụ cung cấp DNS miễn phí cho tên miền trên toàn thế giới suốt 10 năm qua, sau khi bị thâu tóm bởi DynDNS thì việc cung cấp miễn phí này đã chuẩn bị đến hồi khép lại.

EveryDNS cái tên miền nổi tiếng cho dù bất kỳ ai cũng đã nghe đến cũng phải thán phục khả năng cung cấp dịch vụ DNS trung gian vô tận miễn phí nhưng rất tốt, đã được nhiều nhà cung cấp tên miền, hosting tại Việt Nam sữ dụng cho mình cũng như khách hàng của mình.

Giao diện website EverDNS.net thông báo thời gian còn lại

Giao diện website EverDNS.net thông báo thời gian còn lại

Sự thành công của EverDNS.net sẽ làm cho chúng ta đáng kinh ngạc khi có trên 260.000 tài khoản với hơn 480.000 tên miền đang dùng DNS với hơn 1.658.633  Record.

iMS Vietmam có hơn 200 tên miền đã và đang sữ dụng trên hệ thống DNS trung gian của EveryDNS từ 2004 cho đến nay.

EveryDNS cho mỗi tài khoản miễn phí không có tài trợ (donate) 1 khoản phí nho nhỏ 5$-20$ để có thể chuyển tài khoản lên không giới hạn số lượng tên miền và số record DNS.

Sau khi bị thâu tóm bởi công ty DynDNS cũng như lời hứa chắc nịch của người chủ xây dựng EveryDNS việc chuyển giao cho DynDNS là điều sẽ phải làm nhưng các server phục vụ cho EveryDNS sẽ tiếp tục miễn phí mãi mãi và sau đó một thời gian việc đóng cửa đăng ký tài khoản mới trên EveryDNS đã được thực hiện. Nhiều công ty và cá nhân nhanh chóng đăng ký mới cho mình nhiều tài khoản dự phòng trước khi thời hạn chức năng đăng ký tài khoản mới bị khóa.

Nhưng tin không vui cho mọi người là chủ nhân của EveryDNS.net là DynDNS đã bắt đầu thông báo đóng cửa dịch vụ DNS miễn phí sau ngày 30/08/2011 và chuyển sang dùng DynDNS với chi phí tối thiểu 30$/năm cho tài khoản thường. Dịch vụ chuyển tài khoản EveryDNS sang DynDNS với phí 4.9$.

DynDNS kẻ thâu tóm EveryDNS và bắt đầu thu phí chuyển đổi

DynDNS kẻ thâu tóm EveryDNS và bắt đầu thu phí chuyển đổi

Nhưng việc thu phí này thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới nhiều cá nhân do đó chúng tôi xin giới bạn 1 số DNS miễn phí phù hợp cho nhiều người:

DNS miễn phí

– VDNS.Vn: rất thích hợp cho người dùng và các tên miền tại Việt Nam

– DNSFree.Ws: rất thích hợp cho người dùng và các tên miền quốc tế

– ZoneEdit.com: rất thích hợp cho người dùng và các tên miền quốc tế và Việt Nam vì tồn tại khá lâu

– Dns.he.net

Viết bời iMS Vietnam


dns miễn phídns thay thế cho everydnsdns vietnamfreednsvdnszoneedit dns
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Kho tàng ‘dotcom’ du lịch trong tay chàng trai bán bánh ít

Saturday, 06 August 2011 by imsvietnam

Nguyễn Trọng Khoa đang nắm giữ gần 100 tên miền travel/tourist.com, festival.com gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước, có thể xem là kho báu đối với ngành du lịch Việt Nam.

Tên tuổi Nguyễn Trọng Khoa khá nổi trên Facebook khi anh được trang mạng xã hội này mời qua thăm trụ sở chính thức tại Mỹ vào tháng 3 vừa qua. Từng là Giám đốc marketing của Công ty FPT Online, nhưng niềm đam mê ẩm thực đã khiến anh nghỉ việc công ty để mở quán bán bánh ít lá gai và nhiều đặc sản khác của quê hương Bình Định trên đất Sài Gòn vào năm 2009.

Khoa "bánh ít" trong chuyến thăm trụ sở Facebook tại Mỹ tháng 3/2011.

Khoa "bánh ít" trong chuyến thăm trụ sở Facebook tại Mỹ tháng 3/2011.

Cũng trong thời gian này, Khoa “bánh ít” lập ra trang web thatlac.com.vn để giúp cộng đồng người Việt, người nước ngoài đã từng sinh sống, làm việc tại Việt Nam có người thân, bạn bè bị thất lạc kết nối, đoàn tụ thông qua công cụ Internet.

Chính nhờ ý tưởng lập web phục vụ cộng đồng hoàn toàn miễn phí mà chủ nhân của trang thất lạc đã được mời qua thăm tổng hành dinh của vị tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg.

Trong chuyến du ngoạn trên đất Mỹ, những người bạn tại Facebook đã gợi mở rằng Khoa đang nắm một kho tàng vô giá khi quê hương có một bờ biển dài, thuận lợi cho quảng bá và phát triển du lịch.

Trang thatlac.com.vn giúp mọi người trong và ngoài nước tìm người thân và bạn bè bị mất liên lạc của mình.

Trang thatlac.com.vn giúp mọi người trong và ngoài nước tìm người thân và bạn bè bị mất liên lạc của mình.

Về Việt Nam anh liền tìm và đăng ký tên miền để quảng bá cho du lịch vùng đất quê hương Bình Định. “Không ngờ từ đây tôi may mắn phát hiện ra một kho tên miền du lịch trực tuyến vẫn chưa được khai phá”, anh Khoa kể lại.

Ban đầu chàng trai “bánh ít” chỉ đăng ký binhdinhtourist.com, binhdinhtourist.net, binhdinhtravel.net… và các domain liên quan đến đặc sản bình định như bánh ít lá gai, bún cá Quy Nhơn, bánh tráng Bình Định…

Nhưng khi tiếp tục tra cứu trên mạng, anh rất ngạc nhiên khi tên miền của một loạt địa danh du lịch nổi tiếng trong nước như Phan Thiết, Nha Trang, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hạ Long… vẫn chưa được đăng ký.

Thế là chiến dịch “thu gom” được tiến hành. Từ phathiettourist.com, traveltophanthiet.net, phanrangtourist.com, traveltonhatrang.net, traveltohue.net… anh Khoa mở rộng ra các lễ hội địa phương như halongfestival.com, quangbinhfestival.com, phanthietfestival.com, dacsanquangnam.com….

Tổng cộng số tên miền liên quan đến du lịch mà Khoa đang nắm giữ gần 100 gồm các tỉnh thành Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Bình, từ Huế vào đến Phan Thiết, Tiền Giang, An Giang.

Giao diện trang traveltobinhdinh.com đang được xây dựng và chính thức ra mắt vào cuối tháng 8 tới.

Giao diện trang traveltobinhdinh.com đang được xây dựng và chính thức ra mắt vào cuối tháng 8 tới.

“Domain travel/tourist.com và festival.com là từ khóa mà du khách trên thế giới thường nghĩ ngay đến khi tìm kiếm thông tin du lịch trên mạng. Nếu tên miền 100% bằng tiếng Việt thì việc quảng bá đến du khách nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn”, anh Khoa chia sẻ.

Hơn thế tên miền tourist, travel gắn liền với festival, cooking sẽ tạo ra công cụ tiếp thị du lịch trực tuyến hiệu quả với mối liên hệ xuyên suốt từ cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa lễ hội, lịch sử phát triển đến những món ăn ngon và con người cho từng địa phương.

Chủ nhân khối domain này cho biết đã có các tổ chức và cá nhân nước ngoài đánh tiếng mua lại toàn bộ tên miền du lịch với giá khoảng nửa triệu USD nhưng anh từ chối.

“Tôi sưu tầm domain không nhằm chủ đích đầu cơ kinh doanh mà để giúp ngành du lịch Việt Nam có cơ hội quảng bá ra thế giới”, Khoa “bánh ít” thổ lộ. Tuy nhiên sở hữu gần 100 “tên đẹp” chỉ là bước đầu trong việc tiếp thị cho ngành du lịch.

Do vậy Khoa “bánh ít” đang lên kế hoạch kết hợp cùng các tỉnh miền Trung từ Phan Thiết đến Huế tư vấn, xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá du lịch trên nền tảng chuỗi travelto.com cho từng địa phương.

Ngoài ra khoảng 70 domain sẽ được bán đấu giá nhằm lập quỹ học bổng hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Việt Nam cũng như triển khai các dự án phục vụ cộng đồng, du lịch khác.

 

Hà Mai / VnEpress.net

domaindotcomdu lịchNguyễn Trọng Khoatên miềntên miền du lịch
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Gần 900 tên miền tiếng Việt bị liệt vào “danh sách đen”

Monday, 30 May 2011 by imsvietnam

Tên miền – Sau 1 tháng cấp phép miễn phí tên miền tiếng Việt, hôm qua, 29/5, Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC đã công bố danh sách những tên miền được xác nhận quyền sử dụng và gần 900 tên miền thuộc diện “cấm”.

Domain - http://www

Domain - http://www

Tên miền tiếng Việt được chính thức cấp phép miễn phí từ ngày 28/4, và tính đến ngày 3/5, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký vượt con số 160.000 – theo số liệu từ VNNIC. Tuy nhiên, trong số những tên miền tiếng Việt đã đăng ký có hơn 150 tên miền nhạy cảm, vi phạm quy định về thuần phong mĩ tục nên đã bị liệt vào danh sách những tên miền không được sử dụng, như: bậybạ.vn, lầuxanh.vn, lầuxanhonline.vn, chơigái.vn, chơiđĩ.vn, chóchết.vn, đồconlợn.vn…

 

Ngoài ra, xét thấy yếu tố tồn tại những tên miền “vô bổ”, không có ý nghĩa, như: đâychínhlàtiênmiềntiếngviệtdàinhất.vn, đậpphátchếtluôn.vn, thằngnàocườitaođấmphátchếtluôn.vn… nên VNNIC cũng đã không cấp phép sử dụng.

VNNIC cũng công bố danh sách gồm hơn 450 tên miền đang có khiếu nại và 283 tên miền chỉ xem xét xác nhận quyền sử dụng khi có giải trình của Chủ thể, như: xửlýnướcviệtnam.vn, đếchếviệtnam.vn… Đại diện Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, tùy vào trường hợp cụ thể, VNNIC sẽ giải quyết trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, một số tên miền liên quan đến các nội dung tình dục, như: phimcấp3.vn, phò.vn, hàngtuyển.vn, khoáilạc.vn, bướmđêm.vn, phimcấp3hot.vn, chỉcóđànôngmớiđemlạihạnhphúcchonhau.vn
(chỉ có đàn ông mới đem lại hạnh phúc cho nhau.vn)… không nằm trong danh sách “cấm” mà sẽ được cấp phép sau khi có giải trình của chủ thể.

Danh sách 153 tên miền nhạy cảm

Danh sách 153 tên miền nhạy cảm

Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC, cho biết những tên miền nhạy cảm trên sẽ phải giải trình và nếu không phù hợp với thuần phong mĩ tục sẽ không được cấp phép.

Theo ông Tân, VNNIC đang chuẩn bị máy chủ để bắt đầu khởi động, đưa những tên miền tiếng Việt vào sử dụng từ đầu tháng 6. Những tên miền được xác nhận quyền sử dụng sẽ được sử dụng dịch vụ redirect (chỉ hưởng) để chuyển về những trang web hiện có của những chủ thể tên miền tiếng Việt.

Khôi Linh / DânTrí


cấp phép sử dụngcông bố danh sáchđăng kýsố liệutên miềntên miền nhạy cảmtên miền thuộc diệnten mien tieng vietý nghĩa
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Mua bán tên miền: không dễ ăn!

Monday, 23 May 2011 by imsvietnam

IMS Vietnam – Nhiều người đã và đang đổ tiền bạc, thời gian để theo đuổi giấc mộng làm giàu từ tên miền vốn là thương hiệu hoặc tên họ của một tổ chức, cá nhân khác.

“Chỉ cần chịu khó suy nghĩ và tìm tòi thông tin một chút trên Internet, bạn có thể tìm ra những tên miền tiềm năng có thể đem lại cho bạn hàng trăm triệu đồng”; “Những người kinh doanh tên miền chỉ cần có tầm nhìn xa một chút, họ sẽ chủ động biết được trong tương lai dạng tên miền nào có thể đầu cơ”… Đó là những lời mô tả tưởng chừng rất đơn giản của nhiều người tham gia đầu cơ tên miền.

Sàn giao dịch tên miền

Sàn giao dịch tên miền

Hàng trăm vụ tranh chấp tên miền 

Theo thống kê từ Trung tâm Trọng tài quốc tế VN (VIAC), số lượng các vụ kiện tranh chấp tên miền được giải quyết qua trung tâm này ngày càng tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2003 chỉ có 16 vụ kiện thì đến năm 2006 đã tăng lên 36 vụ, năm 2010 vừa qua đạt số lượng cao nhất với 63 vụ tranh chấp tên miền. Tổng số vụ kiện được VIAC giải quyết trong năm năm gần đây (2006-2010) là 235 vụ. Đó là chưa kể rất nhiều vụ việc chủ thể hợp pháp của tên miền vì ngại các thủ tục pháp lý đã chấp nhận thỏa thuận ngầm mua lại với giá cao.

Giấc mộng tên miền

Chỉ cần vào Google và tìm kiếm cụm từ “mua bán tên miền”, người dùng ngay lập tức nhận được hàng triệu kết quả về chủ đề này. Hàng trăm website rao bán hàng chục ngàn tên miền Internet với đầy đủ các lĩnh vực đang hoạt động rất sôi động. Giá rao bán tên miền cũng rất đa dạng, từ vài trăm đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn USD.

Trong đó, một website đang rao bán tên miền phamnhatvuong.com (trùng tên ông Phạm Nhật Vượng – người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2010) với giá khởi điểm 120.000 USD (hơn 2,4 tỉ đồng).

Bên cạnh đó còn có các tên miền: trandinhlong.com (trùng tên ông Trần Đình Long – chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát) được rao với giá 100.000 USD (hơn 2 tỉ đồng); nguyendinhkhoa.com (trùng tên ông Nguyễn Đình Khoa – tổng giám đốc Công ty bất động sản Mekong Land) 60.000 USD (hơn 1,2 tỉ đồng); huynhuydung.com (trùng tên ông chủ khu du lịch Đại Nam, Bình Dương) 50.000 USD và nhiều tên miền khác.

Người đăng ký và quản lý các tên miền trên là Trần Quốc Dũng, ở TP.HCM. Giải thích lựa chọn đầu tư của mình, ông Dũng cho biết: “Việc sử dụng họ tên cá nhân làm các website riêng đang là xu hướng của những người nổi tiếng trên thế giới”. Việc hét giá quá cao cho các tên miền trên theo ông Dũng thì “cái gì hiếm phải có giá cao, như vậy mới xứng đáng với những tên miền riêng này”. Ông Dũng cho biết “đang nuôi vài chục tên miền” như trên.

Trong quá trình tìm hiểu về thị trường tên miền hiện nay, chúng tôi đã quen N. hiện là nhân viên của một công ty dịch vụ công nghệ thông tin khá nổi tiếng tại VN. N. có bốn năm kinh nghiệm đầu tư tên miền và tỏ ra khá am hiểu thị trường này. N. cho biết hiện nay có rất nhiều công ty, cá nhân tham gia đầu tư vào thị trường tên miền, “tổng số lượng là vô số, trong đó có người chỉ sở hữu vài tên miền và chờ cơ hội đến nhưng cũng có rất nhiều người đổ tiền nuôi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tên miền trong nhiều năm”. Khi cơ hội đến, lợi nhuận đem lại từ việc bán một tên miền là rất lớn.

N. dẫn chứng trường hợp Ngân hàng HSBC khi vào VN đã không đăng ký tên miền hsbc.com.vn. “Loại tên miền .com.vn có thể nói là tên miền chính của các ngân hàng ở VN. Bỗng nhiên một ngày nhân viên IT của HSBC gọi cho tôi nhờ mai mối. Tôi là người trực tiếp đứng ra tìm tên miền đó và liên lạc lại với HSBC. Lúc đầu tên miền được hét giá đến 80.000 USD, nhưng sau một thời gian thương lượng HSBC mua lại được tên miền này với giá 30.000-50.000 USD. Lợi nhuận là rất lớn bởi chi phí cho việc đăng ký và duy trì tên miền .com.vn lúc đó chỉ là 930.000 đồng/năm đầu tiên, các năm sau thấp hơn” – N. kể.

Thông tin chi tiết một tên miền rao bán

Thông tin chi tiết một tên miền rao bán

Tranh chấp

Chính sự “đi tắt đón đầu” này đã dẫn đến nhiều vụ tranh chấp khi tổ chức, cá nhân phát hiện đã có người dùng thương hiệu, họ tên của mình để đăng ký tên miền. Bà Trần Tố Loan, giám đốc truyền thông Tập đoàn kinh tế Internet Micronet, nhận định: “Trong khi các doanh nghiệp, tổ chức tại VN vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của tên miền trong nền kinh tế mạng thì các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã nhanh tay đăng ký trước, đến khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh hay quảng bá thương hiệu trên Internet đi đăng ký mới biết tên miền đã bị đăng ký rồi”.

Ông Trần Minh Tân, phó giám đốc Trung tâm Internet VN (VNNIC), cho biết khi VNNIC lần đầu cấp phát tên miền .vn cũng từng diễn ra tình trạng rất nhiều chủ thể thuộc diện ưu tiên đã chủ quan không lo đăng ký, người khác nhanh chân hơn đăng ký mất để rồi sau đó xảy ra tranh chấp.

Tuy nhiên, theo bà Loan, sự chậm chân mới chỉ là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới các vụ tranh chấp tên miền liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, các tổ chức, doanh nghiệp xảy ra dồn dập như thời gian qua.

Nguyên nhân thứ hai là do các tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện chính sách “bao vây” khi đăng ký. Nhiều người cho rằng chỉ cần một tên miền để xây dựng website cho doanh nghiệp là đủ và bỏ ngỏ tên miền với các đuôi còn lại hoặc những tên miền có cách viết, cách đọc tương tự. Nhận thức phiến diện này tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khác đăng ký những tên miền còn sót lại để đầu cơ hoặc sử dụng vào những mục đích không chính đáng.

Đến khi doanh nghiệp nhận thấy những thiệt hại vì không đăng ký đầy đủ hoặc hay tin các tên miền đó bị sử dụng vào mục đích xấu gây tổn hại cho doanh nghiệp mới bắt đầu khiếu nại để giành lại tên miền. Điển hình cho sự chủ quan, lơ là của các chủ thể trong việc đăng ký tên miền tại VN có thể kể đến như: eBay chỉ đăng ký ebay.vn mà bỏ qua ebay.com.vn; Bitis đã đăng ký bitis.com.vn và bitis-vn.com.vn nhưng bỏ qua bitis.vn…

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tranh chấp tên miền là do sự quản lý lỏng lẻo của chủ thể tên miền. Khi tên miền đến hạn duy trì, chủ thể không đóng phí duy trì sẽ bị thu hồi tên miền và các cá nhân, tổ chức khác có cơ hội đăng ký tên miền đó.

Còn nhiều kẽ hở

Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là cơ may lấy lại tên miền thuộc sở hữu hợp pháp của mình nhưng đã bị cá nhân, tổ chức khác “nhanh chân” chiếm giữ. Luật sư Trần Vương Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết: “Việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền sẽ bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nghĩa là có thể bị kiện và không giữ được tên miền đó nữa”.

Khi xảy ra tranh chấp tên miền, luật sư Lê Thành Kính, trưởng văn phòng luật sư Lê Nguyễn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết chủ thể phải có những tài liệu chứng minh tên được dùng trong tên miền có liên quan trực tiếp đến thương hiệu, sản phẩm hay một cái gì đó riêng của họ, chẳng hạn tên thương hiệu, sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ kinh doanh; họ đã dùng tên đó cho kinh doanh hay sản phẩm từ lâu và phổ biến…

Tuy nhiên hiện nay quy định pháp luật về đăng ký tên miền và pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa lại không thống nhất với nhau. Trong khi đó nguyên tắc đăng ký tên miền hiện hành lại là “đăng ký trước được cấp phát trước”. Điều này khiến việc đăng ký tên miền trở nên dễ dãi, người dùng chỉ việc trình chứng minh nhân dân là có thể đăng ký được tên miền.

Đây chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng tranh chấp tên miền. “Trong khi đáng lẽ nên có quy định chủ thể phải trình giấy tờ chứng minh được tên miền đó thuộc về mình. Điều này sẽ ngăn chặn việc một số cá nhân, tổ chức trục lợi dựa trên tên miền của người khác” – luật sư Kính đề nghị.

Theo quy định giải quyết tranh chấp tên miền, hiện nay Trung tâm Trọng tài quốc tế và tòa án đang là những đơn vị đảm nhiệm việc giải quyết các tranh chấp tên miền. Tuy nhiên các cơ quan này chỉ giải quyết các tranh chấp đã xảy ra. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức muốn lấy lại tên miền nhưng vì ngại thủ tục pháp lý nên đã chấp nhận thỏa thuận ngầm mua lại tên miền như một loại hàng hóa.

Trong khi đó luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc mua bán, chuyển nhượng tên miền. Điều này dẫn đến sự không minh bạch trong việc đăng ký và sở hữu tên miền, gây ra nhiều rủi ro cho cả hai bên.

Dễ trắng tay 

Khi bàn về thị trường tên miền hiện nay, một chuyên gia công nghệ thông tin nhận định những người đầu tư vào tên miền hoàn toàn có thể thực hiện được giấc mơ tỉ phú, bởi chỉ cần bán vài tên miền là có thể kiếm hàng tỉ đồng. Thế nhưng thực tế không phải ai cũng có cơ hội thành công.

Như trường hợp của N., sau bốn năm ròng rã theo đuổi nuôi các tên miền, cuối cùng chàng thanh niên này phải chấp nhận… bỏ cuộc chơi bởi “vừa tốn tiền vừa quá nản”. N. cho biết từng nuôi khoảng 20 tên miền, trong đó có tên miền saigonbank.vn và tinnghiabank.net. Đây là tên miền của hai ngân hàng ở TP.HCM. N. tiết lộ: “Dân như chúng tôi đều biết những kỹ thuật để ép khách hàng mua tên miền của mình. Chúng tôi thậm chí còn dùng thủ thuật trỏ tên miền của mình vào website của một ngân hàng đối thủ và đăng trên các trang quảng cáo, rao vặt, rao bán… nhằm kích họ mua lại tên miền. Vậy mà các ngân hàng đó chẳng thèm ngó ngàng gì tới làm chúng tôi nản”.

N. đúc kết: “Việc đầu cơ không dễ chút nào và đôi khi còn phải chấp nhận trắng tay”. Ngay cả như ông Dũng – người đang sở hữu những tên miền khá tiềm năng – cũng thừa nhận đây chỉ là một cuộc chơi may rủi.

Đặc biệt với các cá nhân, công ty “ôm” nhiều tên miền trong tay thì áp lực phải bán được tên miền càng lớn. Thế nhưng vì tên miền không phải là hàng hóa có thể bán được ngay như gạo, thịt nên các công ty “ôm” luôn phải tìm mọi cách… buộc khách hàng chấp nhận mua lại tên miền.

ĐỨC THIỆN / Báo Tuổi Trẻ

đầu cơ tên miềnmua bán tên miềntên miền
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Tên miền tiếng Việt được ‘cho không’ từ 28/4

Thursday, 28 April 2011 by imsvietnam

Sau 3 tháng cấp phát ưu tiên, hôm nay Trung tâm Internet VN (VNNIC) chính thức cung cấp tự do và miễn phí tên miền tiếng Việt cho tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc đăng ký trước được quyền sử dụng trước.

Người sử dụng có thể đăng ký trực tuyến qua các website tên.vn, ten.vn. name.vn, tênmiềntiếngviệt.vn vàtenmientiengviet.vn. Mỗi cá nhân được đăng ký sử dụng và được bảo hộ miễn phí 5 tên miền, được hỗ trợ hệ thống quản trị domain và được sử dụng e-mail miễn phí dung lượng lớn tại mail.vn. Tuy nhiên, họ phải gia hạn hàng năm nếu không tên miền sẽ bị thu hồi và chuyển giao quyền sở hữu.

Tên miền tiếng Việt ra đời không chỉ với mục đích tạo môi trường thuần Việt trên Internet như Việtnam.vn, ĐạihọcBáchKhoa.vn, Chữarắncắn.vn… mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập công nghệ, bảo hộ ý tưởng một cách rõ ràng.

Đại diện của VNNIC cho hay đã có nhiều tên miền tiếng Việt được đăng ký, tuy nhiên chủ yếu được dùng để redirect (chuyển hướng) sang các tên miền chính bằng tiếng Latin của doanh nghiệp.

Tên miền tiếng Việt nói riêng và tên miền tiếng bản địa nói chung thuộc hệ thống tên miền đa ngữ (IDN) và là xu thế phát triển của công nghiệp nội dung Internet. Một số quốc gia như Nga đã rất thành công với loại tên miền này khi đạt 100.000 tên được đăng ký chỉ sau 3 tiếng cấp phát và 500.000 tên sau một tuần.

Châu An / Báo Vnexpress

 

 

cấp phát tên miềndomain tiếng Việtđăng ký tên miền tiếng Việtten mien tieng vietVNNIC
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments

Tên miền thế giới

Tuesday, 29 March 2011 by imsvietnam

Thông tin về quy định tên miền thế giới (dot) giúp bạn định danh được quốc gia đăng ký tên miền hay chủ nhân của website ngay từ đuôi của tên miền.

No. Tên quốc gia / Country
Tên miền / Name
Đuôi tên miền sẽ là. / Dot
1 United States Domain dot COM .com
2 Canada Domain dot CA .ca
3 Afghanistan Domain dot AF .com.af
4 Albania Domain dot AL .al
6 American Samoa Domain dot AS .as
7 Andorra Domain dot AD .ad
8 Angola Domain dot AO .ao
9 Anguilla Domain dot AI .com.ai
10 Antarctica Domain dot AQ .aq
11 Antigua and Barbuda Domain dot AG .com.ag
12 Argentina Domain dot AR .com.ar
13 Armenia Domain dotAM .am
15 Aruba Domain dot AW .aw
16 Australia Domain dot AU .com.au
17 Austria Domain dot AT .at
18 Azerbaidjan Domain dot AZ .com.az
19 Bahamas Domain dot BS .com.bs
20 Bahrain Domain dot BH .com.bh
21 Bangladesh Domain dot BD .com.bd
22 Barbados Domain dot BB .com.bb
23 Belarus Domain dot BY .by
24 Belgium Domain dot BE .be
25 Belize Domain dot BZ .com.bz
26 Benin Domain dot BJ .bj
27 Bermuda Domain dot BM .bm
28 Bhutan Domain dot BT .com.bt
29 Bolivia Domain dot BO .com.bo
30 Bosnia-Herzegovina Domain dot BA .com.ba
31 Botswana Domain dot BW .bw
32 Bouvet Island Domain dot BV .bv
33 Brazil Domain dot BR .com.br
34 British Indian Ocean Territory Domain dot IO .com.io
35 Brunei Darussalam Domain dot BN .com.bn
36 Bulgaria Domain dot BG .bg
37 Burkina Faso Domain dot BF .gov.bf
38 Burundi Domain dot BI .bi
39 Cambodia / Kampuchea Domain dot KH .com.kh
40 Cameroon Domain dot CM .cm
41 Cape Verde Domain dot CV .cv
42 Cayman Islands Domain dot KY .ky
43 Central African Republic Domain dot CF .cf
44 Chad Domain dot TD .td
45 Chile Domain dot CL .cl
46 China Domain dot CN .com.cn
47 Christmas Island Domain dot CX .cx
48 Cocos (Keeling) Islands Domain dot CC .cc
49 Colombia Domain dot CO .com.co
51 Congo Domain dot CD .cd
53 Cook Islands Domain dot CK co.ck
54 Costa Rica Domain dot CR co.cr
55 Croatia Domain dot HR .hr
56 Cuba Domain dot CU .com.cu
57 Cyprus Domain dot CY .com.cy
58 Czech Republic Domain dot CZ .cz
59 Denmark Domain dot DK .dk
60 Djibouti Domain dot DJ .dj
61 Dominica Domain dot DM .dm
62 Dominican Republic Domain dot DO .com.do
63 East Timor Domain dot TP .tp
64 Ecuador Domain dot EC .com.ec
65 Egypt Domain dot EG .com.eg
66 El Salvador Domain dot SV .com.sv
67 Equatorial Guinea Domain dot GQ .gq
68 Eritrea Domain dot ER .com.er
69 Estonia Domain dot EE .ee
70 Ethiopia Domain dot ET .com.et
71 Falkland Islands / Malouines Domain dot FK .fk
72 Faroe Islands Domain dot FO .fo
73 Fiji / Fidji Domain dot FJ .com.fj
74 Finland Domain dot FI fi
75 France Domain dot FR .fr
78 French Southern Territories Domain dot TF .tf
79 Gabon Domain dot GA .ga
80 Gambia Domain dot GM .gm
81 Georgia Domain dot GE .ge
82 Germany Domain dot DE .de
83 Ghana Domain dot GH .com.gh
84 Gibraltar Domain dot GI .gi
85 Greece Domain dot GR .gr
86 Greenland Domain dot GL .gl
87 Grenada Domain dot GD .gd
88 Guadeloupe (French) Domain dot GP .gp
89 Guam (USA) Domain dot GU .gu
90 Guatemala Domain dot GT .com.gt
91 Guinea Domain dot GN .gn
93 Guyana Domain dot GY .gy
94 Haiti Domain dot HT .ht
95 Heard and McDonald Islands Domain dot HM .hm
96 Honduras Domain dot HN .com.hn
97 Hong Kong Domain dot HK com.hk
98 Hungary Domain dot HU .hu
99 Iceland Domain dot IS .is
100 India / Inde Domain dot IN .co.in
101 Indonesia Domain dot ID .co.id
102 Iran Domain dot IR .ir
103 Iraq Domain dot IQ .iq
104 Ireland Domain dot IE .ie
105 Israel Domain dot IL .co.il
106 Italy domaivn dot IT .it
107 Ivory Coast (Cote D’Ivoire) Domain dot CI .ci
108 Jamaica Domain dot JM .com.jm
109 Japan Domain dot JP co.jp
110 Jordan Domain dot JO .jo
111 Kazakhstan Domain dot KZ .kz
112 Kenya Domain dot KE .co.ke
113 Kiribati / Gilbert Islands Domain dot KI .ki
114 Kuwait Domain dot KW .kw
115 Kyrgyzstan / Kirghizie Domain dot KG .kg
116 Laos Domain dot LA .la
117 Latvia / Lettonie Domain dot LV .lv
118 Lebanon Domain dot LB .com.lb
119 Lesotho Domain dot LS .ls
120 Liberia Domain dot LR .lr
121 Libya Domain dot LY .ly
122 Liechtenstein Domain dot LI .li
123 Lithuania Domain dot LT .lt
124 Luxembourg Domain dot LU .lu
125 Macau Domain dot MO .com.mo
126 Macedonia Domain dot MK .com.mk
127 Madagascar Domain dot MG .mg
128 Malawi Domain dot MW .mw
129 Malaysia Domain dot MY .com.my
130 Maldives Domain dot MV .com.mv
131 Mali Domain dot ML .ml
132 Malta Domain dot MT .com.mt
134 Martinique (French) Domain dot MQ .mq
135 Mauritania Domain dot MR .mr
136 Mauritius Domain dot MU .mu
137 Mayotte Domain dot YT .com.yt
138 Mexico Domain dot MX .com.mx
139 Micronesia, Federated States of Domain dot FM .fm
140 Moldavia Domain dot MD .md
141 Monaco Domain dot MC .com.mc
142 Mongolia Domain dot MN .mn
143 Montserrat Domain dot MS .ms
144 Morocco / Maroc Domain dot MA .ma
145 Mozambique Domain dot MZ .co.mz
146 Myanmar Domain dot MM .com.mm
147 Namibia Domain dot NA .com.na
148 Nauru Domain dot NR .com.nr
149 Nepal Domain dot NP .com.np
150 Netherlands Domain dot NL .nl
151 Netherlands Antilles Domain dot AN .an
152 New Caledonia (French) Domain dot NC .nc
153 New Zealand Domain dot NZ .co.nz
154 Nicaragua Domain dot NI .com.ni
155 Niger Domain dot NE .ne
156 Nigeria Domain dot NG .ng
157 Niue Domain dot NU .nu
158 Norfolk Island Domain dot NF .com.nf
160 Northern Mariana Islands Domain dot MP .mp
161 Norway Domain dot NO .no
162 Oman Domain dot OM .om
163 Pakistan Domain dot PK .com.pk
164 Palau Domain dot PW .pw
166 Panama Domain dot PA .com.pa
167 Papua New Guinea Domain dot PG .com.pg
168 Paraguay Domain dot PY .com.py
169 Peru Domain dot PE .com.pe
170 Philippines Domain dot PH .com.ph
171 Pitcairn Island Domain dot PN .pn
172 Poland Domain dot PL .pl
173 Polynesia (French) Domain dot PF .pf
174 Portugal Domain dot PT .pt
175 Puerto Rico Domain dot PR .pr
176 Qatar Domain dot PA .pa
177 Reunion (French) Domain dot RE .re
178 Romania Domain dot RO .ro
179 Russian Federation Domain dot RU .ru
180 Rwanda Domain dot RW .rw
181 S. Georgia and S. Sandwich Isls. Domain dot SG .sg
182 Saint Helena Domain dot SH .sh
183 Saint Kitts and Nevis Domain dot KN .kn
184 Saint Lucia Domain dot LC .lc
186 Saint Tome and Principe Domain dot ST .st
187 Saint Vincent and the Grenadines Domain dot VC .vc
189 San Marino Domain dot SM .sm
190 Saudi Arabia Domain dot SA .com.sa
191 Senegal Domain dot SN .sn
192 Seychelles Domain dot SC .sc
193 Sierra Leone Domain dot SL .sl
194 Singapore Domain dot SG .som.sg
195 Slovak Republic Domain dot SK .sk
196 Slovenia Domain dot SI .si
197 Solomon Islands Domain dot SB .com.sb
198 Somalia Domain dot SO .so
199 South Africa Domain dot ZA .co.za
200 Korea Domain dot KR .co.kr
201 Spain Domain dot ES .es
202 Sri Lanka / Ceylon Domain dot LK .lk
203 Sudan Domain dot SD .sd
204 Suriname Domain dot SR .sr
205 Svalbard and Jan Mayen Islands Domain dot SJ .sj
206 Swaziland Domain dot SZ .sz
207 Sweden Domain dot SE .se
209 Syria Domain dot SY .sy
210 Tadjikistan Domain dot TJ .tj
211 Taiwan Domain dot TW .tw
212 Tanzania Domain dot TZ .tz
213 Thailand Domain dot TH .th
214 Togo Domain dot TG .tg
215 Tokelau Domain dot TK .tk
216 Tonga Domain dot TO .to
217 Trinidad and Tobago Domain dot TT .tt
218 Tunisia Domain dot TN .tn
219 Turkey Domain dot TR .tr
220 Turkmenistan Domain dot TM .tm
221 Turks and Caicos Islands Domain dot TC .tc
222 Tuvalu Domain dot TV .tv
223 Uganda Domain dot UG .ug
224 Ukraine Domain dot UA .ua
226 United Kingdom / Great  Britain Domain dot UK .co.uk
227 Uruguay Domain dot UY .uy
228 USA Minor Outlying Islands Domain dot US .us
229 Uzbekistan Domain dot UZ .uz
231 Vatican City State Domain dot VA .va
232 Venezuela Domain dot VE .ve
233 Vietnam Domain dot VN .vn/.com.vn
234 Virgin Islands (British) Domain dot VG .vg
237 Western Sahara Domain dot WS .ws
238 Yemen Domain dot  YE .ye
239 Yugoslavia Domain dot YU .yu
240 Zambia Domain dot ZM .zm
241 Zimbabwe / Rhodesia Domain dot ZW .zw
Tổng hợp: iMS Vietnam
chấm tên miềndot comtên miền thế giới
Read more
  • Published in Tên miền
No Comments
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Recent Posts

  • Hello world!

    Welcome to Kallyas Demo Sites. This is your fir...
  • Hello world!

    Welcome to Kallyas Demo Sites. This is your fir...
  • Hello world!

    Welcome to Kallyas Demo Sites. This is your fir...
  • What Has Happened to All of the Web Design Ideas?

    Globally reintermediate inexpensive intellectua...
  • What Has Happened to All of the Web Design Ideas?

    Globally reintermediate inexpensive intellectua...

Recent Comments

    Categories

    • Forum Seeding
    • Giới thiệu website
    • Google
    • Hosting
    • Khách Hàng
    • Lưu trữ trực tuyến
    • Mobile
    • Networking
    • Posts
    • Quảng Bá Website
    • Quảng bá website
    • Quảng cáo trực tuyến
    • SEO căn bản
    • Technology
    • Tên miền
    • Tên miền
    • Thanh toán điện tử
    • Thuê Server
    • Thương mại điện tử
    • Tiếp thị di động
    • Tiếp thị trực tuyến
    • Tin CNTT
    • Uncategorized
    • Web Design
    • WordPress

    Archives

    • June 2017
    • August 2015
    • January 2014
    • December 2013
    • November 2013
    • October 2013
    • May 2013
    • March 2013
    • February 2013
    • December 2012
    • September 2012
    • August 2012
    • July 2012
    • May 2012
    • March 2012
    • February 2012
    • December 2011
    • November 2011
    • October 2011
    • September 2011
    • August 2011
    • July 2011
    • June 2011
    • May 2011
    • April 2011
    • March 2011
    • February 2011
    • January 2011
    • December 2010
    • November 2010
    • October 2010
    • September 2010
    • August 2010
    • July 2010
    • June 2010
    • May 2010
    • April 2010
    • March 2010
    • February 2010

    Meta

    • Log in
    • Entries feed
    • Comments feed
    • WordPress.org

    Featured Posts

    • Hello world!

      0 comments
    • Hello world!

      0 comments
    • Hello world!

      0 comments
    • What Has Happened to All of the Web Design Ideas?

      0 comments
    • What Has Happened to All of the Web Design Ideas?

      0 comments
    Company
    • About
    • Careers
    • Blog
    Support
    • About
    • Careers
    • Blog
    Social
    • About
    • Careers
    • Blog
    Kallyas.

    1-855-1234-500

    [email protected]

    © 2017 All rights Reserved @Hogash Studios.

    TOP