Google bị tố bí mật theo dõi người dùng iPhone
Tờ nhật báo Wall Street Journal (WSJ) vừa phát hiện Google đang sử dụng một kỹ thuật theo dõi trực tuyến đáng ngờ để “đánh lừa” trình duyệt Safari của Apple nhằm cho phép Google giám sát hành vi lướt web của người dùng điện thoại iPhone và máy tính Mac.
- Published in Google
Xây dựng liên kết và những sai lầm phổ biến
Một trong những tiêu chí SEO đó là xây dựng liên kết (backlinks), sau đây là những sai lầm phổ biến trong việc xây dựng liên kết.
1) Sử dụng nhiều liên kết thay vì sử dụng liên kết đơn.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bắt đầu sử dụng neo văn bản duy nhất cho một liên kết trong mỗi kỹ thuật xây dựng liên kết:
Công cụ tìm kiếm với các thuật toán hiện đại rất nhạy cảm. Họ sẽ nắm bắt các thao tác không tự nhiên để cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm. Vì vậy hãy sử dụng một tập hợp các neo văn bản thay vì sử dụng văn bản neo đơn.
2. Tăng nhanh chóng trong Backlinks nhưng không tự nhiên.
Liên kết của bạn có thể tăng rất nhanh, nhưng nó sẽ nhìn không tự nhiên một lần nữa để có 1000 liên kết ở đầu tháng và 10000 liên kết vào cuối tháng.
Liên kết xây dựng là một bước của quá trình bước liên tục và nên có tốc độ tự nhiên.
3. Inlinks lớn đến từ một trang web đơn sẽ giảm thứ hạng trang của bạn.
Liên kết website nên phổ biến ở nhiều trang web khác nhau. Không nên có nhiều liên kết chỉ từ 1 website.
4) Trao đổi liên kết quá nhiều.
Khi 2 website trao đổi liên kết 2 chiều để có thứ hạng tốt, không nên trao đổi quá nhiều và việc trao đổi nhiều trở nên không tự nhiên nữa.
5. Xây dựng Liên kết từ trang web Rank thấp là một sự lãng phí thời gian.
Một liên kết từ một trang web chất lượng tốt hơn so với 100 liên kết từ các trang web xếp hạng thấp. Bạn có thể có được các liên kết chất lượng bằng cách sử dụng các phương pháp như đóng góp ý kiến liên quan đến những bài viết, chủ đề thú vị trên website, blog, forum.
Viết bởi iMS Vietnam
- Published in SEO căn bản
Digital Marketing – xu thế mới trong hội nhập internet
Bạn biết gì về Digital Marketing?
Internet đang phát triển như vũ bão và không hề có ý định dừng cuộc chơi của mình trên mọi phương diện. Bắt đầu với những hình thức đơn giản về cập nhật tin tức trên toàn cầu, hiện nay Internet đang tấn công sang thị trường quảng cáo trực tuyến và hứa hẹn trong năm 2013 sẽ vượt mặt báo in để trở thành thị trường quảng cáo lớn thứ 2, sau truyền hình. Điều này sẽ được thấy trong tương lai gần.
Theo Wikipedia định nghĩa về quảng cáo trực tuyến thì: “Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên website.
Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng internet mới có khả năng tuyệt vời như thế”.
Nói về quảng cáo trực tuyến, trước hết phải đề cập tới vấn đề digital marketing, theo đó thì: digital marketing chỉ chiếm khoảng 3-4% cho 1 dự án marketing của 1 brand (thương hiệu), một con số quá nhỏ bé và không ấn tượng. Internet vẫn bùng nổ, CNTT cập nhật từng giờ, từng phút… nhưng những thương hiệu lại không tạo nên lợi thế cạnh tranh ngay trên mảnh đất màu mỡ này, thật lãng phí.
Thế nhưng, như đã nói, digital marketing sẽ phát triển trong thời gian tới, sẽ có khoảng 117 tỉ USD lợi nhuận vào năm 2013 – con số đáng mừng và ấn tượng.
Việt Nam và những con số về Digital Marketing
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng internet hàng đầu trên thế giới, vì thế có thể coi đây là một thị trường tiềm năng khi những nhãn hàng (brand) có ý định quảng bá thương hiệu của mình đến những người dùng, nhất là người trẻ. Khi hình thức digital marketing không còn lạ lẫm với những banner quảng cáo trên website trực tuyến thì hẳn nhiên khi người dùng đăng nhập hoặc ghé thăm website sẽ thấy được những banner này. Ở Việt Nam, thị trường quảng cáo trực tuyến đạt khoảng 15,5 triệu USD vào năm 2009, tăng tới hơn 70% so với năm 2008 và phần lớn là thông qua hình thức bán banner. Các hình thức khác như email, seo, sem, social media, sms… còn rất ít. Ở thị trường internet phát triển thi SEO và SEO lớn hơn hình thức quảng cáo banner.
Với lợi thế về internet, Việt Nam còn có những lợi thế nào để quảng cáo trực tuyến có thể phát triển trong thời gian tới đây? Theo cuốn Digital Marketing Yearbook 2009 của asiadma.com thì đa phần người dùng Internet tại Việt Nam đều thuộc thế hệ trẻ. Những website dành riêng cho giới “teen” có lượng traffic từ vài trăm ngàn đến vài triệu. Mức độ sử dụng internet tại Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức trung bình 30% một năm. Trong khi đó các mạng xã hội và blog có xu hướng ngày càng tăng cao với ước tính có khoảng hơn 16 triệu người dùng sử dụng các dịch vụ mạng xã hội và blog vẫn là một kênh mạnh ở VN (55% user).
Tương lai cho Digital Marketing Việt Nam
Việt Nam với những lợi thế internet và số người sử dụng ngày càng tăng cao hứa hẹn thị trường Digital Marketing tiềm năng.
Các mạng xã hội hiện nay đang được phổ biến rộng rãi trên mobile thì hình thức digital marketing không chỉ nên dừng lại cho những người sử dụng internet trên máy tính mà tiến xa hơn với hình thức này trên di động. Mobile Việt Nam đang tăng khá mạnh nhất là trong những năm gần đây nhưng con số sử dụng mobile internet lại èo uột. Có thể với những bước tiến sắp tới thì hình thức quảng cáo trên phone sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Hơn nữa, blog – kênh giao lưu mang tính cá nhân được cộng đồng chấp nhận được sử dụng khá nhiều, phát triển từng ngày nên có thể mỗi Hot Blogger cũng trở thành một kênh quảng cáo. Các cơ quan, công ty ký hợp đồng với các blogger như ký với một kênh truyền thông giúp quảng bá sản phẩm hiệu quả. Cũng như thế, mỗi blogger với uy tín nhất định, số người quan tâm nhất định… sẽ tạo nên một hình thức quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn.
Hiện nay các blogger kiếm tiền bằng cách viết blog không phải là ít. Cùng với đó, họ cũng tạo ra cho mình một thương hiệu riêng để những người “theo dõi” họ có thể cập nhật những tin tức mà họ quan tâm một cách nhanh nhất. Chính blogger tạo nên một kênh giao lưu mới cũng như một chiến lược giúp digital marketing gần hơn với khách hàng thông qua hình thức tương tác này.
Và nếu bạn là một blogger, tại sao không tự tạo cho mình một “thương hiệu”? Chắc hẳn đến khi đó những thương hiệu lớn khác sẽ tìm đến bạn, cộng tác với bạn, cùng bạn làm nên những chiến dịch digital marketing cho sản phẩm của họ. Tương lai đang rất gần cho những blogger tiềm năng.
- Published in Tiếp thị trực tuyến
Online Marketing: Xu hướng đầu tư mới trong Marketing
Với tốc độ phát triển internet tại Việt Nam hiện nay, với số dân sử dụng internet lên đến gần 40 triệu người, số lượng này cho thấy internet đang là mảnh đất rất tốt cho hoạt động quảng bá thương hiệu, Marketing Vietnam giới thiệu đến đọc giả những hình thức markieng online được xem là xu thế tương lai
1. Ngân sách dành cho marketing sẽ tiếp tục chảy phần lớn vào marketing điện tử
Khách hàng ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên mạng để so sánh cũng như quyết định có nên mua sản phẩm hay dịch vụ đó không. Do đó, các nhà marketing chuyên nghiệp cần thấy trước triển vọng tươi sáng mà marketing điện tử có thể mang lại. Các kênh marketing điện tử có thể đến được với đối tượng khán giả nhất định với giá rất rẻ và phải chăng. Và chúng ta cũng có thể thấy trước được sự tiếp tục sụt giảm của các phương tiện truyền thông truyền thống. Sự suy thoái của các phương tiện truyền thông truyền thống càng thúc đẩy sự phát triển các kênh, quá trình marketing mới cũng như giảm bớt gánh nặng cho ngân sách marketing. Các công ty nên chuyển đổi hình thức kinh doanh để tăng khả năng marketing điện tử.
2. Phương tiện marketing xã hội đang ngày càng phát triển
Những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực marketing đã dần nhận ra rằng chúng ta đang ở giữa một cuộc chuyển giao quan trọng trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho mục đích marketing. Trong một vài năm qua, các nhà marketing đã thử nghiệm các phương thức truyền thông xã hội và trong năm 2011, những nhà marketing hàng đầu sẽ áp dụng các phương thức marketing xã hội này vào các chiến lược marketing một cách đầy đủ. Một quá trình marketing truyền thông xã hội sẽ theo sát các bước sau: 1. Nghiên cứu; 2. Lên kế hoạch; 3. Cam kết; 4. Đánh giá kết quả.
3. Kỷ nguyên mới của marketing trên di động bắt đầu
Cùng với sự phát triển của marketing truyền thông xã hội, sự hứng thú với xu hướng marketing trên di động đang bùng nổ theo sát sự thành công của thế hệ điện thoại thông minh: Iphone và Ipad của Apple, hệ điều hành Android của Google. Điện thoại thông minh ngày càng thu hút nhiều người sử dụng do đó marketing trên di động được ví còn phát triển nhanh hơn các tin nhắn điện thoại. Duyệt mail, lướt web trên di động cùng các phần mềm ứng dụng được xem là những công cụ để tiến hành marketing trên di động. Chính sự kết hợp của các công cụ mới, sóng nhanh hơn và công nghệ định vị toàn cầu là bàn đạp vững chắc cho những thay đổi quan trọng hơn.
4. Các video trên mạng xã hội được sử dụng như là công cụ thu hút sự chú ý
Không ai có thể phủ nhận rằng các video là một cách thức hiệu quả đế kết nối mọi người online lại. Cho tới trước khi Internet xuất hiện, cách duy nhất để truyền tải thông điệp trong video của bạn là trả tiền quảng cáo trên Tv. Ngày nay, các trang mạng xã hội và video đã được gắn kết với nhau. Đưa các video quảng cáo lên các trang mạng xã hội là một cách khôn ngoan để ghi dấu hình ảnh của sản phẩm vào trí nhớ của người xem. Các video quảng cáo không chỉ tăng cường mối liên kết với các khách hàng sẵn có mà còn khiến các khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, một xu hướng nổi bật của năm 2011 là tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng của marketing qua video.
5. Các đánh giá của công cụ tìm kiếm ( Search Engine Marketing ) trở nên phức tạp hơn
Khách hàng thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cách đơn giản nhất để tìm thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ. Mặc dù vậy, hiện nay ngoài Google, còn có sự xuất hiện của Bing trên thị trường Mỹ hay Baidu của Trung Quốc và Yandex của Nga. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng trở thành một nguồn quan trọng để tìm kiếm thông tin. Do đó, nhiệm vụ của các nhà marketing chuyên nghiệp là làm sao sản phẩm của họ luôn xuất hiện đầu tiên trên trang tìm kiếm càng trở nên phức tạp hơn.
Sưu tầm Internet
(nếu bạn là tác giả bài viết trên vui lòng phản hồi chúng tôi sẽ ghi nguồn và tên tác giả ngay.)
- Published in Tiếp thị trực tuyến
Những xu hướng tiếp thị trực tuyến năm 2012
Có thể nói, các xu hướng tiếp thị cũng giống như một chiếc máy bay. Có xu hướng thì đã sẵn sàng để cất cánh trong khi những xu hướng khác phải đứng chờ thêm khách.
Xin giới thiệu với các bạn 10 xu hướng tiếp thị hàng đầu trong năm 2012 kèm theo đó những đánh giá liệu xu hướng đó đã sẵn sàng “cất cánh” và xứng đáng để bạn bỏ thời gian và tiền bạc vào đó hay vẫn đang “chờ khách” và chỉ nên thử cho biết
Với cách so sánh đó, tôi xin giới thiệu với các bạn 10 xu hướng tiếp thị hàng đầu trong năm 2012 kèm theo đó những đánh giá liệu xu hướng đó đã sẵn sàng “cất cánh” và xứng đáng để bạn bỏ thời gian và tiền bạc vào đó hay vẫn đang “chờ khách” và chỉ nên thử cho biết.
1. Khuyến mại, giảm giá, tặng thưởng
Sẵn sàng cất cánh
Đây sẽ là năm “săn” các đồ giảm giá, khuyến mại vì nền kinh vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và người tiêu dùng đang có trong tay nhiều công cụ để “khảo” giá hơn.
Vì thế, bạn hãy tung ra những khuyến mại “cực độc” để thu hút người mua hàng. Sau đó thu lợi nhuận bằng cách tăng doanh số bán hàng và mở rộng đối tượng mua hàng. Ngoài ra, nên linh động giảm giá hoặc khuyến mại, thưởng…. khi người mua hàng sử dụng công cụ di động để so sánh giá.
2. Tiếp thị kéo (pull marketing) qua di động
Sẵn sàng cất cánh
Tiếp thị kéo qua di động là dùng các thiết bị di động để quảng cáo tới người tiêu dùng, lôi kéo, tạo nhu cầu, kích thích ham muốn mua sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng.
Sử dụng tiếp thị kéo qua di đông bằng cách đưa ra công cụ tiếp thị trực tiếp tạo ra nhu cầu vào quảng cáo truyền thống. Chẳng hạn, yêu cầu khách hàng nhắn tin số coupon (phiếu thưởng) vào một số điện thoại hoặc chụp lại coupon từ một ấn phẩm.
3. Tiếp thị đẩy (push marketing) qua di động
Còn chờ thêm khách
Tiếp thị đẩy qua di dộng là gửi tin nhắn quảng cáo (bằng chữ hoặc bằng lời) tới khách hàng.
Tuy nhiên việc gửi tin nhắn cho nhiều người cùng lúc sẽ rất tốn kém cho những doanh nghiệp nhỏ. Vì thế, thay vì gửi tin nhắn, hãy gửi email. Chi phí gửi email hầu như không đáng kể trong khi nội dung lại không giới hạn. Chỉ có điều bạn phải đầu tư công sức để lập danh sách email.
4. Tiếp thị “ba màn hình”
Còn chờ thêm khách
Năm 2012 và các năm tiếp theo sẽ có nhiều thay đổi trong cách thức quảng cáo bởi con người không chỉ ngồi nhiều trước màn hình ti vi mà còn đồng thời bị cuốn vào hai loại màn hình khác là máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Năm nay, hãy quảng cáo trên màn hình ti vi và mời người xem cầm một trong hai màn hình còn lại lên để tham gia vào những khuyến mại của bạn. Hãy quảng cáo bằng email, video và truyền thông xã hội trên màn hình máy tính bảng. Còn với màn hình điện thoại di động, hãy dùng những ứng dụng thân thuộc chuyên “lùng” các sản phẩm khuyến mại.
5. Tiếp thị trực tuyến cục bộ
Sẵn sàng cất cánh
Nếu bạn muốn tiếp cận các khách hàng tiềm năng ở một địa phương, liệu bạn có tính quảng cáo trên tờ báo của địa phương đó không? Chắc chắn là có rồi nếu tờ báo đó “phô” quảng cáo của bạn trước người dân địa phương và chỉ cần tìm kiếm bài báo trên mạng là quảng cáo của bạn lại xuất hiện.
Vì thế hãy thử một số quảng cáo đánh vào một khu vực riêng lẻ trong các ấn phẩm địa phương năm 2012 và nhớ là phải đưa thông điệp thật phù hợp với người dân ở đó.
6. Tiếp thị gần (Proximity Marketing)
Còn chờ thêm khách
Tiếp thị gần là là việc phát tán nội dung quảng cáo trong một khu vực nhất định qua những thiết bị kết nối không dây như bluetooth, wifi, GPS, NFC. Loại hình tiếp thị này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Mỹ. Người tiêu dùng có thể cài những ứng dụng bluetooth kiểu như ShopKick và Foursquare để nhận vào điện thoại di động các quảng cáo, khuyến mại từ những cửa hàng họ đi qua hoặc đứng gần đó. Họ có thể dùng công nghệ định vị hoặc ra vào cửa của một nơi nào đó trên thực tế bằng điện thoại.
Nhiều người vẫn rất cảnh giác với việc ứng dụng công nghệ định vị trên điện thoại. Tuy nhiên, bạn hãy cứ thử tiếp thị gần vào năm nay để có thêm kinh nghiệm “đón lõng” những người mua hàng sành công nghệ trong những năm tới.
7. Truyền thông xã hội có định hướng
Sẵn sàng cất cánh
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều khách hàng, có thể một trong số những khách hàng đó đang “buôn dưa lê” về doanh nghiệp bạn trên mạng. Để việc “buôn dưa lê” đó có lợi cho doanh nghiệp của bạn, bạn phải chủ động định hướng cho những đối tượng khách hàng đó. Thế nên mới gọi là truyền thông xã hội có định hướng.
Bạn hãy sử dụng những công cụ như Trackur hoặc Google Alerts để biết khi nào người ta nói về mình. Hãy tham gia vào những cuộc chuyện trò đó và khéo léo đề nghị khách hàng nhận xét, đánh giá về doanh nghiệp, sản phẩm của mình.
8. Quản lý quan hệ khách hàng qua mạng truyền thông xã hội (Social CRM)
Sẵn sàng cất cánh
Cơ sở dữ liệu CRM (quản lý quan hệ khách hàng) thường được sử dụng để theo dõi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Khách hàng hay có thói quen chia sẻ các thông tin về cuộc sống của họ trên các trang truyền thông xã hội và bạn hoàn toàn có thể theo dõi những thông tin đó.
Hãy dành chút ít thời gian để xem khách hàng chia sẻ thông tin gì vào mỗi tuần và ghi lại những thông tin hữu ích vào cơ sở dữ liệu của mình. Chẳng hạn, nếu khách hàng của bạn đang bàn về kế hoạch nghỉ hè trên Facebook thì đó là lúc tuyệt vời để bạn đưa ra những chương trình khuyến mại liên quan đến kì nghỉ đó.
9. Toàn cầu hóa
Còn chờ thêm khách
Nhờ sự phát triển của các thiết bị di động có kết nối internet, năm 2012, số lượng người lướt web sẽ nhiều hơn bao giờ hết. Công nghệ chuyển dịch ngôn ngữ như WordLens cũng sẽ giúp người ta dễ dàng truy cập và đọc những nội dung trang web, email, quảng cáo nước ngoài bằng chính ngôn ngữ bản địa của họ.
Để doanh nghiệp của bạn thêm hội nhập với thế giới, trước hết hãy xem khách truy cập vào trang web của mình là từ những nước nào. Tiếp theo, hãy thử tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu của những đất nước đó và dần dần mở rộng sang các nước khác.
10. Thương mại mọi nơi
Còn chờ thêm khách
Trả tiền bằng thẻ tín dụng vẫn là nhu cầu rất lớn và năm 2012 là năm người tiêu dùng sẽ tiếp tục có nhiều phương thức thanh toán để lựa chọn.
Vì thế, hãy sẵn sàng chấp nhận thanh toán bằng PayPal hoặc Google Wallet hay bất kì một phương thức thanh toán nào khác để tạo điều kiện thuận lợi hơn người mua hàng.
Theo Internet
- Published in Tiếp thị trực tuyến
Chuyển hướng tên miền Redirecting www to non-www sử dụng .htaccess
Redirecting www to non-www sử dụng .htaccess một trong những bước của tối ưu hóa SEO tăng xếp hạng trong Google, hướng dẫn giúp bạn tránh được việc trùng lập nội dung khi website có www và không www.
Khi bạn sử dụng Apache trên máy chủ Linux được hỗ trợ mod_rewrite dùng để viết lại URL ngắn gọn dễ nhớ, thuận tiện gọn gàng và Google sẽ đánh giá cao việc này theo tiêu chuẩn URL Friendly thân thiện với người dùng.
Một số người thích sử dụng www.imsvietnam.com, nhưng một số người thích imsvietnam.com ngắn hơn. Không thực sự là một đúng hay sai để làm điều đó, nhưng bất cứ điều gì bạn chọn, bạn có thể chắc chắn rằng tất cả các khách truy cập của bạn được gửi đến cùng một nơi. Với một vài quy tắc đơn giản trên máy chủ, bạn có thể chọn từ non www sang www, hoặc chuyển hướng từ www không www.
Redirect www to non-www:
RewriteEngine On RewriteBase / RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.imsvietnam.com [NC] RewriteRule ^(.*)$ https://imsvietnam.com/$1 [L,R=301]
Redirect non-www to www:
RewriteEngine On RewriteBase / RewriteCond %{HTTP_HOST} ^imsvietnam.com [NC] RewriteRule ^(.*)$ https://www.imsvietnam.com/$1 [L,R=301]
Nếu bạn đã có một tập tin có tên. Htaccess trên website của bạn, bạn có thể thêm vào nó. Nếu không, tạo ra một files tên .htaccess trong thư mục của tên miền. Thêm một trong các quy tắc sau đây và lưu lại. Thay thế imsvietnam.com với tên miền của bạn.
Cho tên miền cấp 1
RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^domain.com
RewriteRule (.*) http://www.domain.com/$1 [R=301,L]
Cho tên miền cấp 2
RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^domain.co.uk
RewriteRule (.*) http://www.domain.co.uk/$1 [R=301,L]
Cập nhập file .htacess 2014, cách này ngắn gọn và không đụng trong 1 số trường hợp code bạn re-write hơi đặc biệt
Here are the rules to redirect a www URL to no-www:
#########################
# redirect www to no-www
#########################
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.(.+) [NC] RewriteRule ^(.*) http://%1/$1 [R=301,NE,L] Here are the rules to redirect a no-www URL to www:
#########################
# redirect no-www to www
#########################
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^(?!www.)(.+) [NC] RewriteRule ^(.*) http://www.%1/$1 [R=301,NE,L] Note that I used NE flag to prevent apache from escaping the query string. Without this flag, apache will change the requested URL https://www.imsvietnam.com/?htacess to http://www.example.com/?htacess
Tổng hợp viết bởi iMS Vietnam
- Published in SEO căn bản
Xây dựng chiến dịch online marketing
Thông tin về chiến dịch. Thông thường bao gồm: trang web, microsite, blog, twitter… Tại sao lại lựa chọn blog để thực hiện một chiến dịch mà không phải là xây dựng trang web? Tại sao đa phần các chiến dịch khuyến mãi, tung sản phẩm mới lại gắn liền với các microsite?
Website: Biến trang web thành “văn phòng ảo”
Trang web, dưới con mắt của những người làm marketing, là một trung tâm triển lãm và giao dịch ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Showroom này trưng bày toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về công ty, về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty muốn truyền tải tới người truy cập Internet.
Trang web – cầu nối doanh nghiệp và khách hàng
Theo ông Trương Văn Quý – Giám đốc Công ty EQVN, để một trang web thực sự trở thành công cụ hỗ trợ kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu về chức năng tìm kiếm, kỹ thuật và cả yếu tố thẩm mỹ, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi truy cập thì doanh nghiệp cần lưu tâm ba vấn đề chính:
* Giao diện trang web: đơn giản, chuyên nghiệp, phù hợp với cá tính thương hiệu và đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu mà trang web nhắm đến. Giao diện là một thành phần trong hệ thống nhận diện thương hiệu nên cần được thiết kế phù hợp với các ấn phẩm tĩnh của doanh nghiệp như: name card, brochure…
* Nội dung: phong phú, bổ ích, có sức lôi cuốn và được cập nhật thường xuyên. Cần xây dựng nội dung trên tinh thần đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng mục tiêu. Chỉ có bản thân doanh nghiệp mới tạo ra được nội dung hấp dẫn, không có agency nào thay thế được doanh nghiệp khi thực hiện điều này. Cũng cần lưu ý đến vấn đề công nghệ, nếu một trang web không tải xuống được trong khoảng thời gian tính bằng giây, cơ hội để người sử dụng quay lại trang web đó gần như là bằng không.
* Chức năng tương tác: đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng. Tính tương tác thể hiện ở các hoạt động như: đăng ký thành viên, yêu cầu báo giá, hỗ trợ khách hàng… Nếu khai thác tính năng này tốt, doanh nghiệp có thể nhận diện khách hàng mục tiêu dễ dàng, thu thập dữ liệu về khách hàng thuận tiện.
Điểm mấu chốt quyết định thành công của một trang web chính là sự am hiểu về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng trang web phải do bộ phận IT của doanh nghiệp xây dựng, quản lý và điều hành thì nay công việc này nên xuất phát từ phòng marketing bởi những người làm tiếp thị sẽ đưa ra thông điệp gần gũi với khách hàng của doanh nghiệp hơn.
Đường dẫn là tướng, nội dung là vương
31,5 triệu là số trang web được tạo mới trong năm 2008. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của VNNIC tính đến tháng 2.2009 đã có gần 100.000 tên miền .vn đã được đăng ký. Nếu không nỗ lực quảng bá, trang web của bạn sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho trang web sẽ là “công dã tràng”. Việctruyền thôngtrước hết phải thực hiện từ nội bộ. Chính những nhân viên trong công ty, thông qua các mối quan hệ của mình sẽ là những người đầu tiên quảng bá trang web doanh nghiệp. Đừng bao giờ đưa ra bên ngoài các ấn phẩm marketing tĩnh như namecard, brochure… mà không đặt lên đó địa chỉ trang web của doanh nghiệp. Hãy xây dựng một kế hoạch quảng bá lâu dài và gắn kết với hoạt động marketing của doanh nghiệp: có mục tiêu, có ngân sách, có theo dõi, và đánh giá. Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà sử dụng cá nhân chuyên trách hay thuê dịch vụ bên ngoài (outsource) cho công tác vận hành. Để tăng hiện diện và quảng bá trang web trên môi trường Internet, doanh nghiệp có thể quảng bá bằng các hoạt động như: đặt banner, mua từ khóa, trao đổi link với các trang web khác, tham gia mạng cộng đồng…
Luôn nhớ rằng trang web không phải là một dự án làm một lần, mà là quá trình hoàn thiện không ngừng theo chu trình 4C: Conception (ý tưởng) → Construction (xây dựng) → Communication (truyền thông) → Continuation (vận hành, tiếp tục).
Microsite: Kiếp phù du của microsite
Những con phù du sinh ra và tồn tại chỉ vỏn vẹn trong vòng một ngày, giống như tuổi thọ của các microsite phục vụ cho các chiến dịch marketing. Ra đời khi nhãn hàng bắt đầu chiến dịch, các microsite nhanh chóng có lượng khách ghé thăm kỷ lục và được coi như đã hoàn thành sứ mệnh khi chương trình kết thúc.
Microsite là gì?
Microsite là một trang web quy mô nhỏ, tập trung truyền đạt những thông tin chi tiết về sự kiện, chương trình giới thiệu sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi. Microsite thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, thường từ một đến hai tháng. Ngoài mục đích quảng bá, chúng còn mang sứ mệnh giúp cho thương hiệu tương tác với người tiêu dùng, nhận diện khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn. Điểm nổi bật của microsite là chi phí đầu tư thấp, thông thường chỉ bằng 1/10 đến 1/3 so với kinh phí để xây dựng một trang web thông thường. Ngoài ra, microsite còn hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên kinh doanh trong việc giới thiệu và bán sản phẩm mới. Nhờ những ưu điểm này, microsite đang trở thành công cụ quảng cáo trực tuyến rất “hot” nhưng không phải nhà làm tiếp thị trực tuyến nào cũng khai thác một cách hiệu quả.
Làm sao để tăng hiệu quả của microsite?
Vòng đời của microsite rất ngắn, bởi vậy, trong khoảng thời gian đó các marketer phải làm thế nào để phát huy hết tác dụng của microsite và biến nó thành một công cụ thực sự hiệu quả cả về chi phí và đầu tư? Đó là bài toán mà các nhà làm tiếp thị trực tuyến đang đi tìm lời giải. Theo bà Nguyễn Phương Dung, Giám đốc Điều hành Công ty Innity, các doanh nghiệp nên lưu tâm đến những vấn đề sau khi xây dựng một microsite:
* Nên thiết kế microsite thân thiện và thuận tiện, dễ tìm kiếm thông tin.
* Quảng bá microsite để tăng lượng khách ghé thăm bằng cách đặt banner trên các trang web, mạng xã hội, thậm chí cả báo in.
* Tạo cơ hội cho khách hàng tương tác và trải nghiệm cùng nhãn hàng bằng cách tích hợp các trò chơi, video clip, âm thanh, hình ảnh, gửi lời mời tới những người bạn….
* Gắn kết microsite tới trang web của công ty hoặc sản phẩm đó. Việc làm này nhằm mục tiêu chủ yếu của người làm tiếp thị là quảng bá thương hiệu chính của doanh nghiệp/sản phẩm.
* Am hiểu công nghệ của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có công nghệ tốt, có thể xây dựng microsite thành một subsite (một nhánh nhỏ của trang web doanh nghiệp, ví dụ: samsung.com/vn/ruocduocolympic2008). Ưu điểm của cách làm này là làm tăng lượng khách ghé thăm trang chủ. Trong khi đó, những công ty khi xây dựng subsite phải xin phép quản lý vùng thì giải pháp xây dựng microsite với một tên miền hoàn toàn mới tỏ ra phù hợp hơn.
Để xây dựng và khai thác microsite hiệu quả, nhà hoạch định chiến lược phải chú trọng ngay từ khâu hình thành ý tưởng, kết hợp với các ứng dụng của Internet một cách khéo léo để thu hút khách hàng tới thăm nhiều nhất trong thời gian diễn ra chương trình. Hơn thế, doanh nghiệp phải biết cách giữ chân các thành viên tham gia microsite để biến họ thành một cộng đồng, tạo ra những hiệu ứng về marketing truyền miệng, viral marketing… Khi đó, dù microsite đã được “khai tử”, nhưng những lợi ích của nó vẫn còn tồn tại mãi.
Blog: Kết bạn với người tiêu dùng
Blog là gì?
Blog – nhật ký điện tử là một trang web hoặc một nơi nào đó trên web mang tính chất của một diễn đàn mở, nơi người ta có thể chia sẻ và thể hiện bản thân. Sử dụng blog hầu như miễn phí nên rất phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ chưa có điều kiện lập trang web. Việc xây dựng và cập nhật thông tin cũng khá dễ dàng. Trường hợp doanh nghiệp đã có trang web, blog cũng là một công cụ truyền thông đáng chú ý vì mang tính tương tác tự nhiên, dễ dàng tiếp cận và gây cảm tình với người tiêu dùng, nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và suy nghĩ của họ. Blog được coi là trang thông tin cá nhân thể hiện cái tôi riêng tư nên cũng là nơi doanh nghiệp/sản phẩm có thể dễ dàng thể hiện cá tính thương hiệu của mình.
Làm sao để blog hoạt động hiệu quả?
Lợi ích là thế, nhưng nếu không tạo ra được một phong cách, cá tính riêng, không xây dựng mối quan hệ và tham gia các hoạt động của cộng đồng thì chiến dịch marketing bằng blog cũng chẳng có cơ hội tồn tại trong thế giới ảo. Hiệu quả chỉ được tạo ra nếu biết sử dụng đúng cách:
* Xây dựng nội dung hấp dẫn, phù hợp: Sức lôi cuốn của một trang nhật ký điện tử trước hết là ở nội dung. Blog không phải là nơi chứa các thông cáo báo chí hay chính sách doanh nghiệp mà hãy chọn lọc những thông tin hữu ích và thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách gần gũi với cộng đồng mạng. Không những nhận được sự ủng hộ của độc giả, một blog khi trở thành nguồn thông tin hữu ích còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình khi được các blogger chia sẻ đường link, trích dẫn thông tin hay ý kiến.
* Cá nhân hóa: Bên cạnh nội dung, cư dân blog còn rất quan tâm đến tâm tư, tình cảm và phong cách của một cá nhân thể hiện qua màu sắc, hình ảnh và giọng điệu của từng câu chữ. Hãy chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và những thông tin mang tính cá nhân về công ty bạn, đồng thời tạo một cái “gu” hay dấu ấn riêng để thu hút người đọc.
* Quảng bá và xây dựng mối quan hệ: Một blog sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không nhận được sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng. Vì thế, bạn phải thu hút độc giả và tăng lưu lượng cho blog bằng cách tham gia vào các diễn đàn, mạng xã hội, tạo liên kết với các blogger khác… và quảng bá thông qua các công cụ online khác như chat, email…
* Thường xuyên cập nhật: Thông tin luôn mới và cập nhật đều đặn thì mới thu hút người đọc quay trở lại. Nếu không thể viết các entry mỗi ngày thì bạn cũng nên thông tin về các hoạt động của mình và cập nhật các nội dung mới, để tạo mối quan hệ gắn bó với những người quan tâm đến mình. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này vì sẽ gây nên sự nhàm chán cho người đọc.
* Trả lời các comment: chỉ khi đánh giá tốt bài viết hay quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp thì người ta mới bình luận. Do đó, tích cực trả lời các lời bình, bạn có thể xây dựng lòng trung thành với các khách hàng mục tiêu, đồng thời cũng là cơ hội để giải thích hoặc phản hồi lại những ý kiến bất lợi đối với doanh nghiệp mình.
Mạng xã hội: Những điểm “+” và “-” của cộng đồng ảo
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian (theo định nghĩa từ wikipedia). Việc thành lập những cộng đồng ảo mới và sự hoán đổi ngôi vị của những mạng dẫn đầu đang diễn ra từng ngày với tốc độ chóng mặt. Song song đó là xu hướng hình thành những cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù. Giá trị cốt lõi của một mạng xã hội bất kỳ phụ thuộc vào sự tham gia của các thành viên trong mạng.
Các mạng xã hội cho phép các công ty chủ động tạo dựng và phát triển profile, quảng cáo sản phẩm hay tiết lộ những thông tin có ích, và xa hơn là hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là lý do mà theo ông Lucas Watson, người phụ trách toàn cầu về chiến lược kinh doanh kỹ thuật số của Tập đoàn P&G cho rằng: “Các marketer phải học cách kết nối với người tiêu dùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến cho các bạn những thành quả tuyệt vời”.
Marketer cần biết gì khi sử dụng cộng đồng ảo?
Điểm “+“
Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng thành công của chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp lan truyền thông tin tích cực, mới lạ về sản phẩm, cũng như những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của mạng xã hội là giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm tăng khả năng những thành viên mới tham gia vào cộng đồng.
Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho chiến dịch marketing, cần có sự bố trí lực lượng hợp lý, trong đó marketer cần quan tâm tới ba nhóm người sau:
* Connector – người kết nối, đóng vai trò là người “kết dính xã hội”, có tầm ảnh hưởng lớn, là người sẽ giới thiệu người tiêu dùng với những nhóm mà “họ nên biết”
* Maven – người môi giới thông tin, là người không ngừng nói với khách hàng tiềm năng về những cơ hội tốt, là người luôn đưa ra những lời khuyên về việc mua cái gì và nên tới đâu để mua hàng
* Salesmen – nhà truyền giáo, thúc đẩy khách hàng hành động, nói cách khác là thuyết phục họ mua hàng
Trong thời đại của web 2.0, thành công của một chiến dịch marketing không chỉ phụ thuộc vào số lượng người tham gia vào cộng đồng do marketer tạo ra, mà còn liên quan vấn đề đo lường mức độ phản hồi, tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồng một cách nhanh nhất. Nhờ công nghệ mới, marketer có thể tổng hợp được ngay những dữ liệu quan trọng như: thu nhập bình quân theo người sử dụng (ARPU), khả năng sinh lời của các hàng cá nhân, hay hệ số ROI của quảng cáo… Những số liệu này có thể được cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ tới marketer.
Điểm “-”
Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng sẽ là cách thức hủy hoại một nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt về sản phẩm. Chính điều này làm cho mạng xã hội trở thành một con dao hai lưỡi, đòi hỏi các marketer phải rất thận trọng trong khi triển khai chiến dịch online marketing.
Mạng xã hội mới chỉ hợp với thành phố lớn. Với 530 triệu thành viên đang tham gia vào các cộng đồng ảo trên khắp thế giới và 70% các cuộc thảo luận có chủ đề liên quan thương hiệu và sản phẩm, những MySpace, Facebook, Youtube… đã và đang trở thành nơi để những marketer triển khai ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, nếu làm online marketing tại Việt Nam, liệu các mạng xã hội ngoại có phải là phương án tối ưu?
Người Việt còn “lạ” với mạng “ngoại”. Theo kết quả nghiên cứu do FTA công bố đầu năm 2009, sự chia sẻ thị phần các mạng xã hội tại Việt Nam có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Người dùng Internet tại Việt Nam dường như “xa lạ” với các mạng xã hội như MySpace hay Facebook. Theo báo cáo của Facebook, chỉ có gần 40.000 người Việt tham gia mạng này tính đến hết năm 2008. Hệ thống được ưa chuộng nhất tại thị trường trong nước vẫn là Yahoo!360, người tí hon của thế giới nhưng lại là gã khổng lồ ở Việt Nam. Các chiến dịch marketing trực tuyến tại Việt Nam thời gian gần đây thường ít nhiều gắn với các mạng xã hội “ngoại” như YouTube hay Yahoo!360.
Chỉ hợp với địa bàn thành phố lớn. Trong kết quả điều tra mới được công bố, có những số liệu rất lý thú với những marketer đang tính toán phát triển chiến dịch tiếp thị bằng mạng xã hội. Chẳng hạn lượng người truy cập Internet nhưng không sử dụng mạng xã hội trong vòng ba tháng qua tại các thành phố lớn ở Việt Nam lên tới xấp xỉ 30%, cá biệt tại Đà Nẵng và Cần Thơ, tỉ lệ này lên tới 60%. 76% giới trẻ từ 17 đến 30 tuổi không có ý định tăng thêm thời gian cho mạng xã hội. Những con số này chắc hẳn sẽ làm nhiều marketer dự định sử dụng mạng xã hội trong chiến lược sắp tới phải đắn đo hơn nữa trước khi lên kế hoạch.
Thời gian trực tuyến trên các mạng xã hội của người sử dụng còn ở mức thấp. Ngoại trừ TP.HCM, tại các đô thành khác của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, cư dân mạng dành khoảng 3,8 – 5,63 giờ/tuần cho mạng xã hội. Tần suất sử dụng mạng xã hội tại các đô thị lớn của Việt Nam trung bình là 5,72 lần/tuần, thấp hơn nhiều so với các hoạt động như đọc tin tức 9 lần/tuần, chat 8 lần/tuần.
Khó khăn nhiều nhưng vẫn có cơ hội cho các marketer muốn tận dụng cộng đồng mạng xã hội Việt. TP.HCM có thể là nơi khởi đầu cho các chiến dịch marketing thông qua mạng xã hội. Tại đây, mật độ người sử dụng truy cập các mạng xã hội tới 8,06 lần/tuần, thời gian trực tuyến trên các cộng đồng ảo của họ vào khoảng 8,33 giờ/tuần, mức cao nhất cả nước.
Mạng xã hội trên thế giới
Các mạng xã hội hàng đầu thế giới như MySpace, Facebook, YouTube, LinkedIn… đều chứa đựng những điểm đặc thù hay những công cụ riêng có mà tùy theo chiến dịch các marketer có thể tận dụng tối đa.
* MySpace: 222 triệu thành viên. MySpace ưu tiên hướng tới các nội dung giải trí như chia sẻ âm nhạc, video trực tuyến kết hợp với các dịch vụ giải trí offline. Mạng xã hội này phù hợp với các chiến dịch marketing xây dựng và phát triển các cộng đồng thu hút giới trẻ – những thế hệ tương lai.
* Facebook: 58 triệu thành viên. Facebook là đối thủ của MySpace, nhưng có điểm đặc biệt là giành được sự ưa thích của một nhóm nhờ tập trung vào sự duy trì những mối quan hệ sẵn có. Facebook giúp thành viên nhóm mở rộng mạng lưới bạn bè với các trường khác, cũng như kết nối các hoạt động vui chơi, giải trí và tình nguyện.
* LinkedIn: Tính năng nổi bật nhất của LinkedIn là phát triển mạng lưới quan hệ kinh doanh. Với nhiều thương gia, mạng xã hội này tựa như một cuốn danh thiếp (namecard) trực tuyến, giúp họ dễ dàng kết nối và duy trì với những đối tượng khác, nhất là với tính năng tự động cập nhật danh sách. Cuốn danh bạ trực tuyến này còn nói cho các chủ nhân biết được họ đang có bao nhiêu quan hệ và chúng “bền chặt” đến đâu.
Theo Tạp Chí Marketing
- Published in Tiếp thị trực tuyến
Thay đổi cách tiếp thị trước sức ép công nghệ số
Công nghệ số đang làm thay đổi môi trường kinh doanh và tạo sức ép lớn lên các doanh nghiệp, đòi hỏi thay đổi cách thức kinh doanh. Các bộ phận tiếp thị truyền thông phải thích ứng để có cách tiếp cận và tương tác với khách hàng phù hợp cũng như ứng phó với sự phức tạp về bùng nổ dữ liệu.
Tại diễn đàn các giám đốc tiếp thị và truyền thông diễn ra hôm qua (10.1) tại TP.HCM, ông Lý Quý Trung, tổng giám đốc tập đoàn Nam An, chia sẻ rằng với độ tuổi 40 ông đã cảm thấy chịu nhiều áp lực về điều hành doanh nghiệp và phương cách tiếp thị hiện đại vì nhiều khi thấy mình đã lạc hậu trước Facebook, Twitter, YouTube… “Khi mạng truyền thông xã hội ra đời thì việc tính toán kinh doanh phải thay đổi, nếu như mình không sống trong nhịp điệu đó và cảm nhận được hơi thở của nó sẽ thấy khó khăn hơn bình thường”, ông Trung chia sẻ.
Khi thị trường thay đổi
Những giám đốc tiếp thị được ví như đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp đang đối diện với môi trường kinh doanh liên tục thay đổi. Nhiều thử thách để doanh nghiệp họ đuổi kịp xu thế mới nếu không vận dụng được dữ liệu để đưa ra chiêu thức tiếp thị mới hướng tới người dùng. Theo kết quả nghiên cứu do tập đoàn IBM thực hiện với 1.700 giám đốc tiếp thị toàn cầu (CMO) từ 64 quốc gia bao gồm Việt Nam, thì có đến 50% cho biết vẫn chưa được trang bị tốt để tạo ra những lợi ích đầu tư thuyết phục, nhất là có đủ tầm ảnh hưởng để trong lĩnh vực quan trọng như phát triển, định giá sản phẩm và lựa chọn kênh bán hàng.
Nghiên cứu này đã chỉ ra bốn thách thức lớn mà các CMO đang đối mặt, 71% cho rằng thách thức lớn nhất là sự bùng nổ dữ liệu; 68% đứng trước áp lực của mạng xã hội; việc lựa chọn kênh và công cụ tiếp thị (65%); và sự biến đổi về nhân khẩu học. Hơn 80% CMO cho biết gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về khách hàng nên vẫn tập trung vào việc tìm hiểu thị trường thay vì tìm hiểu cá nhân khách hàng. Các chiến lược kinh doanh vì thế vẫn đang dựa trên các nguồn thông tin truyền thống như nghiên cứu thị trường, so sánh cạnh tranh hay phân tích chiến dịch bán hàng mà chưa cung cấp những thước đo đánh giá mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị: sự trải nghiệm của khách hàng, khả năng chuyển đổi và thu hút khách hàng mới và số liệu doanh thu cụ thể.
Ông Giuseppe Bruni, người phụ trách chiến lược và chuyển đổi thuộc bộ phận dịch vụ toàn cầu của IBM, nhận định rằng, những thay đổi của môi trường mạng đang làm thay đổi mối quan hệ với khách hàng, các yếu tố này trở nên phổ biến và là những nhân tố dẫn đến sự thay đổi các bộ phận tiếp thị trong vòng 3 – 5 năm tới. Nguồn thông tin truyền thống là quan trọng nhưng chỉ tập trung vào thị trường mà khó có thể đủ dữ liệu để phác hoạ được bức tranh về nhu cầu hoặc mong muốn của từng cá nhân. “Phần lớn doanh nghiệp vẫn tập trung vào giao dịch mà ít quan tâm đến dữ liệu để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, dữ liệu là mục tiêu để nâng cao sự nhận biết của khách hàng, thu hút sự quan tâm của họ và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình”, theo ông Giuseppe.
Quyền lực tiêu dùng cao hơn
Theo ông Võ Văn Dung, giám đốc tiếp thị của AIA, ngày nay khách hàng có nhiều lựa chọn, có kiến thức sâu rộng về sản phẩm, cách tiếp cận thông tin đa dạng trước khi họ quyết định mua hàng là thách thức lớn cho người làm tiếp thị. Quyền lực của khách hàng này cao hơn thay vì trước đây thuộc quyết định của nhà sản xuất hay của các hãng quảng cáo. Trong biển thông tin đó, người điều hành làm sao có những công cụ để làm việc với khách hàng và đáp ứng nhu cầu cụ thể. “Cá nhân hoá là xu thế không thể cưỡng lại được của tiêu dùng số và người làm tiếp thị học cách tận dụng truyền thông xã hội để thích ứng với kỷ nguyên số”.
Theo bà Võ Thị Tịnh Khuê, giám đốc tiếp thị IBM Vietnam, hàng ngày quảng cáo tiếp thị tấn công qua email, tin nhắn điện thoại, mạng xã hội, báo đài… Khi khách hàng có thông tin nhiều hơn thì doanh nghiệp lại càng cần đến những công cụ phân tích dữ liệu và xử lý thông tin nhanh nhạy để xây dựng mối quan hệ đó mang tính cá nhân hoá. Cũng trên những dữ liệu đó, phân khúc thị trường để đưa ra chiến lược tiếp thị truyền thông phù hợp.
Theo SGTT
- Published in Tiếp thị trực tuyến
Quảng cáo Google Adwords
Quảng cáo Google Adwords (Pay Per Click Advertising) một hình thức quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị (CPM) hoặc Click (CPC) xem quảng cáo ở những vị trí ưu tiên (Liên kết tài trợ) dẫn đến trang web của bạn.
Quảng cáo Google Adwords – Pay Per Click (PPC) có lẽ là hình thức nhanh nhất của quảng cáo trực tuyến. Bạn có thể có được khách truy cập được nhắm mục tiêu đến trang web của bạn gần như ngay lập tức. Đây là phương pháp ưa thích cho nhiều doanh nghiệp không muốn tốn thời gian và tiền bạc về việc xếp hạng tự nhiên trong công cụ tìm kiếm Google.
Quảng cáo Google Adwords cung cấp các kết quả tuyệt vời cho những người biết làm thế nào để phân tích và thực hiện các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Bạn có thể ném rất nhiều tiền nếu bạn không biết những gì bạn làm. Vì vậy, nó rất quan trọng để có một chuyên gia có kinh nghiệm quản lý chiến dịch quảng cáo của bạn.
iMS Vietnam giúp bạn có được nhiều khách hàng tiềm năng đến với công ty của bạn. Chúng tôi cẩn thận nghiên cứu và quản lý trả tiền cho mỗi chiến dịch trên số lần nhấp chuột (Click) để đảm bảo số lượng / chất lượng tối đa cho sản phẩm kinh doanh công ty của bạn. Chúng tôi cung cấp những gói giá quảng cáo trên Google Adwords rất phải chăng được đảm bảo tăng hiệu suất của trang web của bạn và sự hiện diện web trong suốt chiến dịch quảng cáo.
Dịch vụ quảng cáo Google Adwords của iMS Vietnam sẽ giúp thương hiệu của bạn xuất hiện trên Google ở vị trí cao nhất với chi phí tối ưu nhất.
Chú thích ảnh **Adwords: quảng cáo trả tiền theo hình thức CPC – *** SEO = Search Engine Optimize cho kết quả tự nhiên
- Published in Quảng cáo trực tuyến